Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam chưa có môi trường cạnh tranh bình đẳng

Các DN VN liệu có thể xây dựng những chiến lược cạnh tranh theo những mô hình đặc thù với hoàn cảnh kinh tế, chính trị - xã hội của VN ? Đứng từ góc nhìn một chuyên gia kinh tế VN, TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế VN đã đưa ra quan điểm của mình.

- Thưa ông VN được đánh giá là nước có tỷ lệ tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của VN có những nét đặc thù. Vậy các DN VN có thể áp dụng các nguyên lý về chiến lược cạnh tranh của GS Michael Porter ?

Mặc dù, GS Michael Porter đã đưa ra những nguyên lý về cạnh tranh dựa trên nền tảng của những sự thành công hay thất bại của các DN, tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên, những nguyên lý trên là rất cơ bản và có thể áp dụng chung cho nhiều nền kinh tế, trong đó có VN. Những hạn chế trong cạnh tranh của phần lớn các DN VN đã được GS Michael Porter chỉ ra rõ ràng.

Chúng ta phải thừa nhận, hiện nay, rất nhiều DN VN vẫn thụ động trong việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh. Các DN chỉ bắt chước nhau mà không tự tìm cho mình một con đường riêng, một chiến lược riêng. Thực tế, không ít DN VN đã tự tìm cho mình một chuỗi giá trị và họ đã thành công. Ví dụ: Cà phê Trung Nguyên, Biti’s, Hoàng Anh Gia Lai… Những DN này đã biết tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh và họ đã thành công.

- Nguyên lý xây dựng chiến lược cạnh tranh của GS Michael Porter dựa trên một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng. Theo ông, ở VN hiện các DN có thể cạnh tranh trong một môi trường bình đẳng ?

Đúng là hiện VN vẫn chưa có một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, chúng ta đang nỗ lực để xây dựng một môi trường bình đẳng trong cạnh tranh. Sự bình đẳng thể hiện giữa DN dân doanh và DNNN, giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Các DN dân doanh phần lớn là DN vừa và nhỏ. Các điều kiện về tiếp cận vốn, đất đai, thậm chí cả thông tin đều hạn chế hơn DNNN. DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng được nhiều ưu đãi và lợi thế hơn các DN nội. Đây là một thực tế không bình đẳng. Trong khi, xét về góc độ đóng góp và chia sẻ trách nhiệm xã hội, DN khối dân doanh lại có những đóng góp lớn, ở một số mặt lớn hơn cả.

Chính vì vậy, việc tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng là vấn đề rất bức thiết. DN VN nói riêng, nền kinh tế nói chung cần xây dựng những chiến lược cạnh tranh phù hợp cho mình. Dựa trên những lợi thế sẵn có, những điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của VN, DN VN, nền kinh tế VN có thể xây dựng cho riêng mình những chiến lược cạnh tranh độc đáo và bền vững.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Áp thuế xuất khẩu vàng 10%: Khó cho nhà đầu tư nước ngoài
  • Cần phải quản lý giá một số thuốc thiết yếu
  • Chính sách về bất động sản còn nhiều khiếm khuyết
  • Bát nháo cái gọi là… bộ tiêu chuẩn!
  • Giải ngân ODA đạt mức kỷ lục
  • Cơ cấu và tỷ lệ giải ngân FDI chuyển dịch tích cực
  • Nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm: DN không chịu nổi lãi suất
  • Năm 2011: Bất động sản sẽ tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi