Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xóa độc quyền điện: 17 năm vì nhạy cảm, phức tạp

Giá điện về lâu dài sẽ tăng 3 tháng 1 lần còn lộ trình hình thành thị trường điện kéo dài 17 năm là vì vấn đề nhạy cảm, phức tạp, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết.

Ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương đại diện Bộ chia sẻ về vấn đề tăng 5% giá điện và vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ 1/7.

3 tháng tăng giá điện 1 lần

Từ 1/7, giá điện bất ngờ tăng và được công bố vào buổi tối ngày cuối tuần. Các chuyên gia và người dân đều cảm thấy như thể Bộ Công Thương và EVN lén lút tăng giá điện. Xin ông cho biết, vì sao Bộ lại đồng ý tăng giá điện trong thời điểm này, khi nhiều DN đang suy yếu?

- Việc điều giá điện vừa qua là hoàn toàn theo Quyết định 24 của Thủ tướng và theo Thông tư 31 của Bộ. Việc điều chỉnh này hoàn toàn có sự phối hợp với bộ Tài chính, giám sát của bộ Công Thương và hoàn toàn đều đúng luật. Thông tư 31 đã quy định, khi điều chỉnh giá thì EVN phải công bố công khai việc điều chỉnh giá điện.

Về lâu dài, dần dần việc điều chỉnh giá điện theo thị trường là cứ 3 tháng điều chỉnh 1 lần, tất nhiên tùy theo tình hình kinh tế vĩ mô nữa. Rõ ràng, sự điều chỉnh giá điện đã thay đổi hẳn so với các đợt điều chỉnh giá điện những năm trước đây nên việc họp báo của Bộ Công Thương về giá điện sẽ chuyển cho đơn vị thực hiện là EVN.

Ông Đặng Huy Cường.

Vậy từ nay đến cuối năm, liệu có đợt điều chỉnh giá điện nữa hay không, thưa ông?

- Việc đến cuối năm có điều chỉnh tăng giá điện lần thứ hai hay không thì cũng phải căn cứ vào các thông số đầu vào, các điều kiện kinh tế xã hội. Bộ Công thương và Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, thẩm định, nếu cần báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Độc lập nhưng vẫn anh em một nhà

Theo lộ trình thị trường hóa ngành điện, đáng lẽ giai đoạn phát điện chính thức phải từ năm 2009 và các tổng công ty phát điện phải nằm ngoài EVN. Vậy tại sao vừa qua, Bộ Công Thương vẫn để 3 Tổng công ty phát điện vừa thành lập trực thuộc EVN?

- Ông Đặng Huy Cường: Quyết định 26 của Thủ tướng yêu cầu khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh cần có sự độc lập trong khâu phát điện. Trên thực tế, hiện nay, các đơn vị phát điện này cũng đang độc lập với nhau nên không có gì trái quyết định 26. Hiện, chúng tôi đã thành lập 3 tổng công ty phát điện hoạt động độc lập với nhau, sau này có thể cổ phần hóa. Về cơ bản, sau năm 2022, cơ cấu của ngành điện, không chỉ của riêng EVN sẽ phải thay đổi để đáp ứng phù hợp với từng giai đoạn.

EVN hiện vẫn chi phối hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh điện, từ phát điện tỷ trọng lớn trên 60%, truyền tải, phân phối, bán lẻ, mua bán điện, điều độ hệ thống điện. Nhiều nhà máy cùng chào giá, nhưng người mua và điều độ lại cũng là EVN thì tính khách quan, công bằng đảm bảo thế nào?

- EVN là người mua duy nhất, các khâu truyền tải, điều độ, hệ thống phân phối vẫn thuộc EVN thì liệu vận hành thị trường có vấn đề gì không thì chúng tôi cho rằng, việc phát triển thị trường điện cần có lộ trình. Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống dân sinh.

Đối với thị trường phát điện cạnh tranh hiện nay, mặc dù đơn vị vận hành thị trường điện nằm trong EVN và EVN cũng là mua bán điện duy nhất nhưng ở đây các đơn vị được bình đẳng sắp xếp lịch huy động theo giá chào của bản thân các đơn vị. Đây là cơ chế bình đẳng, minh bạch. Hơn nữa, việc huy động, điều độ của EVN có sự giám sát chặt chẽ của Cục điều tiết điện lực. Vì vậy, lo ngại các đơn vị vận hành hệ thống điện hay công ty mua bán điện của EVN đối xử không công bằng sẽ được hạn chế tới tối thiểu.

Sau 2 tuần vận hành thị trường phát điện cạnh tranh chính thức, ông có đánh giá như thế nào?

- Cũng vì mới có 2 tuần nên chúng tôi cũng chỉ có thể đánh giá hết sức sơ bộ. Các đơn vị nguồn điện tùy theo khả năng phát điện và chi phí của mình mà chào giá và họ chào giá một cách bình đẳng. Tôi khẳng định việc chào giá này không có liên quan gì đến việc đơn vị nào thuộc EVN hay không thuộc EVN, không phụ thuộc hình thức sở hữu của từng doanh nghiệp phát điện.

Sau đó, đơn vị mua bán điện và vận hành thị trường điện lựa chọn huy động nhà máy có giá từ thấp nhất trở đi, cho đến khi nào đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải. Trong 2 tuần qua, việc vận hành chào giá đó đã phản ánh đúng quan hệ cung cầu thị trường điện, tức là khi dư thừa điện thì giá chào thấp, còn khi nguồn thiếu thì giá chào cao hơn.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, lộ trình này chỉ cần 5 năm là đủ, tính từ nay đến năm 2016 là có thể hoàn tất bán lẻ điện cạnh tranh. Ông có ý kiến gì về điều này?

Quyết định 26 đề ra 3 cấp độ phát triển, trong đó, phát điện cạnh tranh đến năm 2014, bán buôn điện cạnh tranh từ 2015-2022 và sau năm 2022 sẽ là cấp độ bán lẻ điện cạnh tranh. Hiện nay, chúng tôi thiết kế thị trường điện vẫn theo tinh thần của quyết định 26. Còn việc đánh giá lộ trình này là lâu hay chóng, vì sao phải đến sau năm 2022 mới đến cấp độ bán lẻ cạnh tranh thì xin nhắc lại, vấn đề tái cơ cấu ngành điện là hết sức nhạy cảm, quan trọng, phải thận trọng từng bước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã nói trên diễn đàn Quốc hội vừa qua là nếu có điều kiện thì sẽ đẩy nhanh quá trình này. Có thể chúng ta sẽ tiến tới bán lẻ cạnh tranh sớm hơn nhưng phải đảm bảo đầy đủ những điều kiện tiên quyết hình thành thị trường này. Dù tiến tới thị trường cấp độ nào thì cũng phải đảm bảo yêu cầu quan trọng hàng đầu là phải đủ điện cho đời sống kinh tế xã hội.

Trên thế giới, ngành điện nhiều nước tiên tiến cũng chỉ dừng lại ở cấp bán buôn điện cạnh tranh. Vì bán lẻ điện cạnh tranh còn phải liên quan hạ tầng kỹ thuật..., nhiều vấn đề rất phức tạp.

Giá điện tăng hay không: là do EVN?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải: "Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực nói sau này sẽ điều chỉnh giá điện 3 tháng 1 lần, nhưng tôi xin nói thêm, chúng tôi sẽ hết sức cân nhắc, không thay đổi nhanh quá. Giá điện theo thị trường cũng có thể giảm giá chứ không tăng. Còn việc từ nay tới cuối năm có tăng giá điện nữa hay không thì những gì của EVN thì xin hỏi lại EVN".

(Theo VEF)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Không quá lo lắng về tăng trưởng GDP”
  • “Không nên xem xét lập công ty mua bán nợ ngân hàng”
  • “Nói vốn FDI đang giảm thì chưa hẳn đã đúng”
  • Nhìn từ sự sụt giảm của CPI tháng 6/2012
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Cần đảo ngược những gì đã làm sai!
  • Chuyên gia phân tích đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế
  • Cần có luật quản lý tập đoàn
  • Cạnh tranh hay độc quyền?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi