Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo: "Tự tin trước cạnh tranh mới"

picture
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Theo tiến trình hội nhập WTO, năm 2011 Việt Nam mở cửa thị trường xuất khẩu gạo để các doanh nghiệp nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia, không cần phải liên doanh liên kết đầu tư như trước.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin trong cuộc cạnh  tranh mới này.

Ông có thể dự báo tình hình xuất khẩu gạo cả nước trong năm nay?

Diễn biến thị trường gạo đầu 2011 có 3 điểm đáng lưu ý. Nhu cầu tiêu dùng gạo gia tăng, dự báo số lượng gạo mua bán xuất khẩu sẽ lên đến gần 31 triệu tấn so với 29 triệu tấn của 2010. Tồn kho gạo ở một số nước, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ hiện đã gia tăng. Nhưng tại một số thị trường khác lại đang giảm xuống. Diễn biến thiên tai như tình hình bão tuyết kéo dài vừa qua càng cho thấy thị trường lúa gạo năm mới sẽ diễn biến phức tạp.

Trong năm 2010 cả nước đã xuất khẩu đạt gần 6,8 triệu tấn tấn gạo với kim ngạch đã thu là 3,2 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại hợp đồng xuất khẩu 600.000 tấn đang được thực hiện giao hàng trong tháng 1 và 2. Nhiều khách hàng đang đề nghị ký tiếp các hợp đồng xuất khẩu với số lượng khá nhưng Hiệp hội yêu cầu các doanh nghiệp có sự cân nhắc.

Thưa ông, diễn biến như vậy có làm người nông dân yên tâm sản xuất?

Thị trường xuất khẩu gạo từ quý 4/2010 đến nay có nhiều dấu hiệu mở. Ngoài khách hàng lớn là Philippines, cuối 2010 vừa qua lại trở lại nhập gạo như mấy năm trước. Thêm vào đó là Bangadesh, 2010 là năm đầu tiên đã mua của Việt Nam đến 400.000 tấn và đang mua tiếp 250.000 tấn trong đầu năm nay. Nguồn cung cho gạo Việt Nam như vậy là có thể yên tâm.

Đến nay, theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ lúc đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản gieo sạ xong toàn bộ diện tích 1,5 triệu tấn. Lúa đông xuân như vậy sẽ được tiêu thụ tốt, với giá tốt, dự kiến không dưới 5.000 đồng/kg, dù giá thành lúc này có tăng nhưng người làm lúa vẫn bảo đảm sẽ có lãi hơn 35%.

Báo cáo của các bộ, ngành cho thấy tình trạng an ninh lương thực đến nay được đảm bảo. Vụ hè thu, nếu giá xuống thấp, các doanh nghiệp vẫn bảo đảm mua hết lượng lúa hàng hóa. Hiệp hội khuyến cáo bà con chuyển đổi mùa vụ phù hợp, nhằm tránh thu hoạch lúa khi mưa lũ.

Diễn biến thời tiết trong nước hiện tại cũng phức tạp, miền Bắc có thể bị hạn, một số vùng Nam bộ nhiễm mặn sớm. Năm qua các công ty của Tổng công ty lương thực Miền Nam đã gia tăng dự trữ để cung ứng nội địa, không để xảy ra tình trạng khan hiếm giả tạo khiến người tiêu dùng ở đô thị phải đổ xô đi mua. Hoạt động này sẽ được phát huy trong năm nay.

Khó khăn nhất hiện tại là nguồn vốn. Nếu vay ngân hàng phải chịu lãi suất 16,5% là quá cao, nên VFA khuyến cáo các doanh nghiệp cân nhắc thận trọng thời gian mua, giao hàng lưu kho để vừa bảo đảm cung ứng xuất khẩu, vừa an toàn trong lưu thông nội địa.

Theo tiến trình hội nhập WTO, năm nay Việt Nam mở cửa thị trường xuất khẩu gạo để các doanh nghiệp nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia, không cần phải liên doanh liên kết đầu tư như trước. VFA hướng dẫn các doanh nghiệp phải cạnh tranh ra sao?

Năm 2010 có đến 264 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu nhưng trong thực tế chỉ có hơn 30 doanh nghiệp thực thụ làm gạo xuất khẩu. Nghị định 109 của Chính phủ về tổ chức kinh doanh xuất khẩu gạo vừa ban hành, có hiệu lực từ 2011 sẽ làm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung, có nguồn lực để có thể cạnh tranh.

Các doanh nghiệp nhỏ trong thời gian tới có thể trở thành chân rết cung ứng cho doanh nghiệp nước ngoài. Cho nên ngoài việc cung ứng cho các khách hàng truyền thống, khách hàng tập trung, Tổng công ty Lương thực Miền Nam đang hướng tới xây dựng kho dự trữ với trữ lượng 1 triệu tấn gạo, cũng như sản xuất các loại gạo đem lại giá trị gia tăng.

Hợp đồng do Tổng công ty liên kết với Cục Trồng trọt tạo vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao xuất khẩu đã thực hiện hơn 10.000 ha, đang mở rộng theo yêu cầu của người làm lúa.

Hiện tại chúng ta đã có một nhà máy gạo đồ công suất 500 tấn lúa/ngày, Tổng công ty đang xây dựng thêm nhà máy thứ 2 có công suất 1.000 tấn/ngày và sẽ đi vào hoạt động trong quý 3. Một thành viên của Tổng công ty cũng đã liên doanh với một doanh nghiệp Hồng Kông sản xuất phân vi sinh chất lượng cao cho lúa.

Các hoạt động liên kết tiêu thụ cũng đang được nhiều doanh nghiệp tính toán. Chúng ta có khách hàng, có nguồn hàng cho nên có thể tự tin trong cuộc cạnh tranh mới.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi