Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 10 tỷ USD

picture
Cà phê đang được giá.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, ngành hàng nông sản tăng trưởng 1,5 lần; lâm sản tăng 19,1%; thủy sản tăng 27,3% về giá trị.

Tổng lượng gạo xuất khẩu 5 tháng đầu năm vượt 3 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 20,6% về lượng và 23,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm cả nước sẽ xuất được 4 triệu tấn gạo, cả năm 7,4 triệu tấn.

Đến nay, nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành thu hoạch lúa đông xuân, sản lượng đạt 10,36 triệu tấn. Giá gạo xuất khẩu cũng tiếp tục giảm trong thời gian qua: tính cả tháng 5/2011 thì giá gạo xuất khẩu giảm 5,9% so với tháng trước, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2010.

Indonesia tiếp tục nhập gạo của Việt Nam với khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng 25,5% tổng giá trị xuất khẩu gạo. Hai thị trường tiếp theo là Cuba và Malaysia cũng tăng trưởng mạnh tương ứng gấp 2,5 và 1,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2010.

Hồng Kông cũng là điểm sáng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam, thị trường này tăng 58,6% về lượng và tới 90% về giá trị. Riêng thị trường Philippines tạm thời giảm mạnh, giá trị xuất khẩu chỉ bằng 12,2% cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng cà phê đã tăng trưởng ngoạn mục. Trong vòng 5 tháng đầu năm đã thu về gần 1,8 tỷ USD, tức là đã vượt qua tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2010. Dự báo chỉ cần 2 tháng nữa, ngành cà phê sẽ phá được kỷ lục 2,2 tỷ USD, được thiết lập vào năm 2008.

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, bình quân ở mức 2.150 USD/tấn gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2010. Hầu hết các thị trường đều tăng mạnh về giá trị gấp từ 2 - 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái, điển hình như Bỉ là thị trường đứng đầu, gấp 4 lần về lượng và 6 lần về giá trị.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu của Việt Nam. Ước xuất khẩu cao su tháng này đạt 30 ngàn tấn thu về 131 triệu USD. Tổng khối lượng cao su xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước đạt 230 ngàn tấn với trị giá 1 tỉ USD; chỉ tăng 26,3% về lượng nhưng giá trị thu về gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010.

Giá cao su tăng liên tục kể từ giữa năm 2009 đến nay, giá cao su xuất khẩu bình quân 4 tháng đã gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt 4.383 USD/tấn.

Với mặt hàng điều, khối lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm ở mức 53 nghìn tấn với trị giá 393 triệu USD, giảm 13,5% về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng 21% so với cùng kỳ. Cùng đà tăng giá của nhiều mặt hàng nông sản, giá điều xuất khẩu bình quân đạt 7.289 USD/tấn tăng 39,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở sản phẩm tiêu, tháng 5 xuất 15 nghìn tấn, thu về 82 triệu USD đưa khối lượng tiêu xuất khẩu 5 tháng lên 56 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu 293 triệu USD, giảm 5,5% về lượng nhưng giá trị vẫn tăng tới 58,9% so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu tiêu bình quân tăng 67,9% so với cùng kỳ. Tăng trưởng xuất khẩu tiêu được thấy ở hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn, Việt Nam tiếp tục duy trì được vị trí là nước xuất khẩu tiêu hàng đầu.

Tháng 5, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính và đồ gỗ ước đạt 350 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước xấp xỉ 1,6 tỉ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt xấp xỉ 1,5 tỉ USD, tăng 20,3%; sản phẩm mây tre, cói thảm ước đạt 83 triệu USD tương đương cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 5 tiếp tục tăng, ước đạt 460 triệuUSD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng lên gần 2,1 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ổn định. Các thị trường hàng đầu như Nhật Bản mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai nhưng vẫn tăng 6%, Hoa Kỳ tăng 48,9%, Hàn Quốc tăng 29,5%, thị trường EU duy trì sức tiêu thụ khá.

Tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 ước đạt 1,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này lên gần 6 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm 2010 là 9,9%.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu, ước kim ngạch nhập khẩu tháng 5 đạt 160 triệu USD. Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm ước đạt 924 triệu USD giảm nhẹ (-1,4%) so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu lúa mì 5 tháng là 1 triệu tấn, tiêu tốn 338 triệu USD, xấp xỉ về lượng và tăng 40,6% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, xuất siêu của nhóm ngành nông lâm thủy sản trong 5 tháng đã đạt 4 tỷ USD.

(Theo Vneconomy)

  • Gần 652.000 tỷ đồng phát triển hệ thống sản xuất, phân phối xăng dầu
  • Tăng trưởng GDP 6 tháng năm 2011 có thể đạt 5,6%
  • Vẫn còn tình trạng mất cân đối về tỷ trọng nhà ở
  • Chưa tăng giá điện từ 1/6
  • Sông Ðà 9 trước khó khăn, thách thức mới
  • Thẻ trả trước tiền điện sẽ được thí điểm đầu tiên tại Tp.HCM
  • Dự báo CPI tháng 6 sẽ tăng dưới 1%
  • Tìm đòn bẩy cho ngành phần mềm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi