Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bắt tay nhau để cung cấp dịch vụ hấp dẫn hơn

Các nhà cung ứng dịch vụ CNTT đang có xu hướng kết hợp để cung cấp dịch vụ trọn gói đến khách hàng. - tinkinhte.com
Các nhà cung ứng dịch vụ CNTT đang có xu hướng kết hợp để cung cấp dịch vụ trọn gói đến khách hàng. Ảnh: Lê Toàn.

Không đứng độc lập cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) riêng lẻ như trước, các doanh nghiệp đang có xu hướng sát nhập hoặc kết hợp với nhau để cung cấp dịch vụ với tính cạnh tranh cao hơn.

Ông Vũ Long, Giám đốc Công ty cổ phần Icel chuyên về tư vấn và đào tạo, cho biết doanh nghiệp này vừa được hình thành bởi sự sát nhập của ba công ty hoạt động trong ba mảng dịch vụ CNTT khác nhau. Hiện Icel là nhà cung cấp trọn gói dịch vụ CNTT nhằm nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, bao gồm: tư vấn quản lý kinh doanh, đào tạo kế toán và quản trị, các giải pháp phần mềm và công cụ phục vụ cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.

Xu hướng mới

Ông Long cho biết, sự sát nhập của ba công ty khác nhau nhằm mang lại điều đặc biệt là cung cấp cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh có tính liên hoàn, từ giải pháp quản lý, đào tạo ứng dụng đến các công cụ tác nghiệp (bộ phần mềm quản trị doanh nghiệp, giải pháp đào tạo trực tuyến). Điều này vừa tạo hiệu quả hoạt động cao hơn cho Icel, khi lượng khách hàng của ba công ty trước kia giờ gộp lại thành của một công ty, vừa tạo thuận lợi cho khách hàng khi họ chỉ cần gặp một đơn vị có thể cung cấp được nhiều dịch vụ.

“Không chỉ sát nhập các công ty để cung cấp dịch vụ, Icel cũng đã hợp tác với BKIS để tích hợp phần mềm an ninh bảo mật vào các giải pháp mà Icel cung cấp để tăng tính tiện ích cho khách hàng”, ông Long nói.

Ông Phạm Việt Anh, chuyên viên về sản phẩm thuộc nhóm giải pháp công nghệ, Công ty HP Việt Nam, cho rằng đang có một xu hướng mới trong việc cung cấp các dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp. Đó là xu hướng tích hợp về hạ tầng các giải pháp công nghệ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc triển khai các ứng dụng kinh doanh, đáp ứng môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và giúp khách hàng sử dụng giải pháp CNTT một cách linh hoạt mà hiệu quả.

Không chỉ các công ty Việt Nam, các tập đoàn nước ngoài cũng đã tham gia rất mạnh vào xu hướng này, xuất phát từ xu thế công nghệ của thế giới. Tập đoàn HP toàn cầu vừa mua lại một số công ty CNTT để chuyển mạnh sang hướng triển khai cung cấp những dịch vụ trọn gói, cả phần cứng và phần mềm cho doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là nhà cung cấp phần cứng (máy in, máy tính) như trước.

Mới đây, HP Việt Nam công bố cung cấp kiến trúc tích hợp về hạ tầng nhằm biến những hạ tầng rời rạc tại các doanh nghiệp thành tập trung. Hiện các doanh nghiệp đang đầu tư hạ tầng CNTT rời rạc gồm máy chủ (xử lý dữ liệu), lưu trữ, hạ tầng mạng (giải pháp kết nối), quản lý (phần mềm quản trị), cung cấp nguồn (điện, hệ thống làm mát). Việc đầu tư rời rạc như thế sẽ gây khó khăn và làm mất thời gian cho nhà quản trị CNTT trong việc đặt, nối các máy móc, cài đặt các hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, hệ thống quản lý… của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Khi dịch vụ CNTT được cung cấp theo xu hướng mới là tích hợp, thì doanh nghiệp chỉ cần làm việc với một nhà khai thác là có thể được cung cấp một hạ tầng CNTT đầy đủ.

Doanh nghiệp ứng dụng được lợi gì?

HP đã đưa ra một giải pháp tích hợp hạ tầng CNTT để cung cấp cho khách hàng, gồm  bốn phần như: hệ điều hành cho hạ tầng (với nhiều máy chủ khác nhau); hệ thống mạng (dùng cáp quang để kết nối, truyền dẫn); ảo hóa tài nguyên; trung tâm dữ liệu thông minh (làm mát tự động và tối ưu hóa cho hạ tầng).

Trước đây, một doanh nghiệp muốn triển khai một hạ tầng CNTT phải triển khai làm nhiều bước (khảo sát, tư vấn, lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ) và tốn thời gian hàng tháng. Giờ đây với giải pháp của HP, khách hàng chỉ cần đưa ra yêu cầu sẽ được phân tích và tư vấn chọn tài nguyên. Bộ phận CNTT tại doanh nghiệp, thay vì lo kết nối các cấu phần riêng rẽ như trước sẽ có thời gian dành cho việc làm sao để hệ thống hoạt động tối ưu, hoặc làm sao để hệ thống CNTT hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó HP còn cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp chuyển đổi từ hệ thống CNTT rời rạc đã đầu tư trước đây sang một hạ tầng tích hợp và có độ linh hoạt cao.

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ hiện cũng cho thuê hạ tầng công nghệ tích hợp cho những khách hàng không muốn tự đầu tư hạ tầng. Tùy vào điều kiện kinh doanh của mình mà các doanh nghiệp có thể quyết định thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ hạ tầng.

Ông Phạm Việt Anh cho rằng, 70% chi phí cho CNTT tại doanh nghiệp nằm ở khâu vận  hành hệ thống. Sử dụng hạ tầng tích hợp sẽ giúp giảm được chi phí này, giải quyết được vấn đề đầu tư dàn trải, nguyên nhân chính của việc chi tiêu quá nhiều cho việc bảo trì các hệ thống CNTT thay vì phải cải tiến và nâng cấp hệ thống.

Không chỉ một mình HP có thể cung cấp giải pháp hạ tầng này, mà hiện đã có hơn 5.000 đối tác và nhà cung cấp ứng dụng cùng tham gia với HP. Ngoài ra, các hãng IBM, Dell và Sun cũng đã tham gia thị trường cung cấp dịch vụ CNTT theo hướng tích hợp này. Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường này sẽ chiếm khoảng 35 tỷ đô-la Mỹ trong tương lai.

(Theo Vân Ly // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Ký hợp đồng thi công cầu Đông Trù trị giá 882 tỷ đồng
  • Làm gì để người Việt dùng hàng Việt?Bài 1: Nâng cao vị thế nông sản nội địa
  • Ảnh hưởng của ngành ICT đối với sự biến đổi khí hậu
  • Công nghiệp nhiều doanh nghiệp lớn
  • “Thuốc” tăng trưởng cho ngành cơ khí Việt Nam
  • Từ 14/2/2010: Mở rộng đối tượng thực hiện hợp đồng dầu khí
  • Công nghiệp cán đích với tăng trưởng 7,6%
  • Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi