Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bệnh viện càng lớn dùng thuốc ngoại càng nhiều

Doanh nghiệp dược trong nước thu hút khách tham quan gian hàng - Ảnh: Đào Loan

Tỉ lệ dùng thuốc sản xuất trong nước ở các bệnh viện tuyến quận, huyện đang khá cao, chiếm tới 50% thậm chí 70% trong tổng số thuốc kê đơn; trong khi đó, tại các bệnh viện tuyến thành phố tỉ lệ này chỉ chiếm khoảng 30 -40%, còn ở những bệnh viện chuyên khoa con số đó còn thấp hơn nữa.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y Tế TPHCM cho biết như vậy trong hội thảo chuyên đề "Thuốc Việt - Cơ hội và thử thách" được tổ chức vào sáng nay (6-5) tại Hội trường Thành ủy TPHCM.

Theo bà Lan, ở những bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Mắt, bệnh viện Ung Bướu, hay bệnh viện Tim, tỉ lệ này dùng thuốc nội chỉ vào khoảng 5% tổng số thuốc kê đơn. Ngoài nguyên nhân là những bệnh viện chuyên sâu đòi hỏi thuốc đặc trị, thuốc độc quyền mà các nhà sản xuất thuốc trong nước chưa đáp ứng được thì thói quen dùng thuốc ngoại của người kê đơn cũng như các việc tiếp thị chưa tốt của công ty dược trong nước cũng là nguyên nhân làm cho thuốc nội chưa được ưa chuộng.

Cũng theo bà Lan, thuốc trong nước đã đáp ứng được yêu cầu chữa bệnh của một số chuyên khoa, từ tim mạch đến tiểu đường, huyết áp, nội tiết tố, kháng sinh...

Những loại thuốc đã hết hạn bản quyền hoạt chất thì doanh nghiệp trong nước có quyền khai thác và làm thành thành phẩm để bán. Tuy nhiên, trừ một số doanh nghiệp dược lớn, còn những công ty khác chưa chú ý nhiều đến việc tạo ra các sản phẩm này. "Về lâu dài nếu doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn cả về sản xuất lẫn tiếp thị và cái chính là được bác sĩ ủng hộ thì thuốc trong nước sẽ phát triển", bà Lan nói.

Cùng với hội thảo trên, khoảng 40 công ty dược trong nước từ Thừa Thiên - Huế trở vào cũng tổ chức triển lãm sản phẩm tại Hội trường Thành ủy TPHCM. Đại diện một số bệnh viện như Bệnh viện Thống Nhất đưa ra những thông tin nghiên cứu quá trình chữa bệnh để chứng minh rằng, với nhiều loại bệnh, thuốc sản xuất trong nước có giá trị chữa bệnh tốt không thua gì thuốc ngoại nhập đắt tiền.

Để khuyến khích dùng thuốc trong nước, Sở Y Tế TPHCM kiến nghị Bộ Y Tế xem xét chỉ cho phép nhập khẩu những loại thuốc mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chứng minh được tính vượt trội so với thuốc trong nước sản xuất.

Theo thông tin từ Bộ Y Tế, vào năm 2010, tiền sử dụng thuốc bình quân trên đầu người đã tăng 12,5% so với năm trước, đạt hơn 22 đô la Mỹ/người vào năm ngoái; trong đó, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 50%.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Sắp có chính sách giảm gánh nặng chi tiêu cho công nhân
  • Chưa thể có “giá thị trường” với điện, xăng dầu
  • Bước trưởng thành của ngành dầu khí Việt Nam
  • Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng: Đầu tư lớn, hiệu quả thấp
  • Điện nhập từ Trung Quốc tăng 100 triệu kWh/tháng
  • Triển khai các biện pháp không để sốt giá
  • Không tiết giảm điện trên toàn quốc trong tháng 5
  • Bộ Tài chính: Doanh nghiệp khó khăn hơn trong quí 2, quí 3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi