Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Công Thương: Giá cả đang có xu hướng tăng

 Bộ Công Thương vừa có báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại, giá cả 2 tháng đầu năm và dự báo xu hướng trong thời gian tới.

Báo cáo của Bộ cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 2 ước đạt 59,65 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với tháng 2/2010, trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 12,1% (khu vực kinh tế trung ương tăng 13%; khu vực kinh tế địa phương tăng 8,5%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20%.

Hai tháng đầu năm, các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương có mức tăng trưởng cao 19,4% so với cùng kỳ, trong đó, tốc độ tăng của một số doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành (14,6%) như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tăng 80,7%, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tăng 16,8%, Tập đoàn Hóa chất tăng 25,9%, Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp tăng 36,9%, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội tăng 29,4%, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn tăng 31,0%, Tổng  Công ty Dầu thực vật Việt Nam tăng 20,4%.

Về tình hình sản xuất và cung ứng điện trong tháng 2, các nhà máy nhiệt điện khai thác tối đa công suất, các nhà máy thuỷ điện khai thác theo lượng nước về để giữ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân và mùa khô 2011; từ ngày 13 đến ngày 20 đã xả nước các hồ Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà để phục vụ đổ ải. Tháng 2 sản lượng điện ước đạt 7,0 tỷ kWh, giảm 4,8% so với tháng 2/2010 (do ngày làm việc ít hơn); tính chung 2 tháng ước đạt 15,4 tỷ kWh, tăng 13,2% so với cùng kỳ.

Khai thác dầu khí tại các mỏ ở trong nước và nước ngoài tuy có giảm nhưng ổn định và an toàn, sản lượng khai thác dầu thô tháng 2 ước đạt 1,2 triệu tấn, tính chung 2 tháng ước đạt 2,4 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ; khai thác khí tháng 2 ước đạt 0,7 tỷ m3, tính chung 2 tháng ước đạt 1,5 tỷ m3, giảm 8,8% so với cùng kỳ.

Sản xuất thép các loại trong tháng 2 ước đạt 385,9 nghìn tấn, tính chung 2 tháng ước đạt 861,1 nghìn tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Sản lượng phôi thép 2 tháng của Tổng công ty Thép Việt Nam ước đạt 181,6 nghìn tấn, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Trước những biến động về tỷ giá, lãi suất trong nước và giá nguyên liệu đầu vào như phôi, thép phế tăng cao đã đẩy giá thép sản xuất trong nước tăng theo nên nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đã giảm lượng bán hàng ra thị trường.

Tuy nhiên, dự báo giá thép sẽ không tăng nhiều do phải cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Đông Nam Á. Hiện nay giá thép Trung Quốc và Đông Nam Á rẻ hơn giá thép trong nước từ 500 - 600 nghìn đồng/tấn.

Trong tháng 2, nhà máy sản xuất cọc ống thép, cọc ván ống thép và đường ống dẫn nước của Công ty TNHH J-Spiral Steel Pipe (JSP) đã đi vào sản xuất sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam khoảng 50.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngành dệt may trong tháng tăng mạnh ở mặt hàng vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo (tăng 22,3%) nhưng sản phẩm may mặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu dù các đơn hàng còn quá nhiều do việc thiếu lao động. Sau Tết Nguyên đán, công nhân nghỉ chưa đi làm ổn định nên một số nhà máy đã thiếu hụt lao động khá nhiều, nhất là lao động có tay nghề cao. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải tổ chức tăng ca để đáp ứng yêu cầu tiến độ giao hàng.

Ngành da giầy sản xuất tháng 2 tăng trưởng cao so với tháng 2/2010 như: giầy, dép, ủng giả da ước đạt 3,6 triệu đôi tăng 53,1%; giầy thể thao ước đạt 27 triệu đôi, tăng 46,0%. Tính chung 2 tháng so với cùng kỳ: giầy, dép, ủng giả da tăng 14,9%; giầy thể thao tăng 30,9%. Sản xuất ổn định đã góp phần rất lớn cho tiến độ giao hàng xuất khẩu, đồng thời, góp phần làm kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại  tăng 37,8% so với cùng kỳ.

Ngành bia, rượu, nước giải khát sản xuất ước đạt đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là trong dịp Tết Tân Mão với giá cả tương đối ổn định, không có biên động lớn. Tuy nhiên, do thời tiết lạnh kéo dài nên tiêu thụ bia trong tháng chậm hơn so với năm trước, ước đạt 152,2 triệu lít, tăng 8% so với tháng 2/2010; tính chung 2 tháng ước đạt 341,4 triệu lít, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Với sản phẩm rượu, mặc dù nguồn cung dồi dào nhưng do nhu cầu giảm nên tiêu thụ trong nước giảm so với cùng kỳ.

 Ngành sữa trong tháng sản xuất ổn định và tăng trưởng, sản lượng sữa bột ước đạt 3,7 nghìn tấn, tăng 11,0% so với tháng 2/2010; tính chung 2 tháng ước đạt 8,3 nghìn tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Trong tháng, sau việc công bố tăng tỷ giá ngoại tệ, giá phần lớn các loại sữa đã tăng trên 10,0%, thậm chí một số hãng sữa đã tăng 17% - 20%.

Theo Bộ Công Thương, do nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết tăng nên giá cả thực phẩm tăng khá cao, nhất là mặt hàng thực phẩm tươi sống. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 2,09% so với tháng 01, tăng 12,31% so với tháng 2/2010 và tăng 3,87% so với tháng 12/2010.

Hầu hết các nhóm hàng tháng 2 đều tăng, cao nhất và chịu ảnh hướng tăng giá nhiều nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,65% (trong đó thực phẩm tăng 4,53%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%), tiếp đến là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,14%.

Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy, do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ, tăng giá xăng dầu trong nước và hiệu lực tăng giá điện (từ ngày 1 tháng 3) sẽ tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất đầu vào, tâm lý người tiêu dùng làm giá cả hàng hóa trong tháng 3 có xu hướng tăng. Do vậy, trong thời gian tới cần phải có các giải pháp để kiểm chế lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô.

Hồng Hạnh - NDHMoney

 

  • Phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Sông Đà và HUD
  • Ngành công nghiệp: Đứng trước nhiều thách thức
  • Tiếp tục mua tối đa điện Trung Quốc trong tháng Ba
  • Xuất bán thuốc dự trữ quốc gia, tránh để quá hạn sử dụng
  • 16/3: Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2010
  • Sản lượng lúa gạo 2011 dự báo giảm 240 nghìn tấn
  • Sản xuất công nghiệp: Đương đầu với khó khăn
  • Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới 15-3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi