Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ GDĐT phản hồi về mẫu phôi bằng đại học, cao đẳng

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có ý kiến chính thức trước thông tin dư luận cho rằng phôi bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng " bị lỗi ".

Mẫu phôi bằng tốt nghiệp cao đẳng - Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Vừa qua, có tờ báo cho rằng nhiều phôi bằng tốt nghiệp đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) “bị lỗi”, cụ thể, nội dung phôi bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ có dòng quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhưng không có tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” và không có chỗ để dán ảnh người học.

Về vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết, bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp trình độ ĐH, CĐ.

Việc in phôi bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ được dựa trên cơ sở quy định tại Thông tư số 21/2009/TT-BGDĐT ngày 12/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp CĐ, Thông tư số 22/2009/TT-BGDĐT ngày 12/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp ĐH.

“Bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ không phải là văn bản quy phạm pháp luật hay công văn hành chính. Vì vậy, mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, bằng tốt nghiệp CĐ không thể hiện thể thức trình bày theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật hoặc công văn hành chính”, Bộ GDĐT cho biết.

Bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ còn được cấp cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Do đó, mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, bằng tốt nghiệp CĐ được xây dựng trên cơ sở tham khảo bằng tốt nghiệp ĐH của một số nước và mẫu giấy tờ mang tính quốc tế của một số bộ, ngành cũng chỉ ghi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo Bộ GDĐT, một số giấy tờ có yêu cầu dán ảnh như Giấy chứng minh nhân dân sau một thời gian nhất định phải làm thủ tục cấp đổi để dán ảnh mới nhằm đảm bảo việc quản lý nhân thân bằng hình thức nhận diện qua ảnh.

Tuy nhiên, theo quy định bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần không cấp lại và không thể sau một thời gian nhất định cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng lại yêu cầu người được cấp bằng làm thủ tục cấp đổi văn bằng do ảnh đã cũ. Văn bằng là loại giấy tờ đặc biệt, được sử dụng lâu dài và đi theo suốt cuộc đời người được cấp văn bằng. Hơn nữa, tham khảo mẫu văn bằng các trình độ đào tạo của một số nước trên thế giới, đều không dán ảnh trên văn bằng.

Bộ GDĐT nêu rõ: Ảnh dán trên văn bằng không đảm bảo độ chính xác để đối chiếu khi mà theo thời gian, người được cấp văn bằng sẽ thay đổi so với ảnh. Trong điều kiện công nghệ hiện đại, nếu có mục đích gian lận trong sử dụng văn bằng thì có thể thay ảnh, làm ảnh giả, làm giả dấu nổi đóng giáp lai trên ảnh. Do đó, việc dán ảnh không có tác dụng nhiều trong quản lý văn bằng.

Bên cạnh đó, với mục đích đổi mới trong công tác quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ và nhằm hạn chế sự gian lận trong sử dụng văn bằng, Bộ trưởng GDĐT đã quy định các cơ sở giáo dục ĐH có trách nhiệm công bố công khai, đầy đủ các thông tin từ sổ gốc về việc cấp văn bằng của người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục mình để các cơ quan quản lý, toàn xã hội biết và giám sát; để ai cũng có thể kiểm tra xem một người nào đó có thực sự đã học và tốt nghiệp tại một cơ sở giáo dục nào đó hay không.

Trong quá trình soạn thảo Thông tư số 21/2009/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng, Thông tư số 22/2009/TT-BGDĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học, Bộ GDĐT cho rằng, đã thực hiện đúng quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đã tổ chức lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ, đại diện các trường ĐH, CĐ, đăng tải dự thảo văn bản trên trang thông tin điện tử của Bộ GDĐT để lấy ý kiến rộng rãi và đã nhận được ý kiến đồng tình của các đơn vị thuộc Bộ, đại diện các trường ĐH, CĐ.

(Theo Hồng Phong // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi