Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn Điện lực kiến nghị không tăng giá khí

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Dầu khí giữ nguyên giá bán khí cho điện theo hợp đồng đã ký kết.

Theo Tập đoàn Điện lực tính toán, giá bán than cho điện vừa tăng, nếu giá khí cũng tăng theo đề xuất của PVN sẽ làm tăng chi phí mua điện thêm 67,2 triệu USD (tương đương1.283 tỷ đồng ) dẫn đến EVN không thể có nguồn để bù đắp.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, lộ trình tăng giá khí cần phù hợp với lộ trình tăng giá điện. Bởi vậy, EVN cho rằng, việc điều chỉnh giá khí sẽ được xem xét đồng thời với việc điều chỉnh giá điện tương tự như giá than vì hiện nay sản lượng điện sử dụng nhiên liệu khí chiếm xấp xỉ 43% tổng sản lượng điện.

Một lý do nữa, theo EVN, nếu giá khí tăng, không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà các công ty nước ngoài liên doanh với Tập đoàn Dầu khí cũng thu lợi. EVN đề nghị Thủ tướng yêu cầu PVN giữ nguyên giá khí bán cho điện theo đúng hợp đồng hai bên đã ký.

Trước đó, PVN đề nghị từ ngày 1/4, giá bán khí bể Nam Côn Sơn cho điện sẽ tăng từ 3,85 USD mỗi triệu BTU (đơn vị đo nhiệt lượng) lên 4,6 USD mỗi triệu BTU. Giá bán khí bể Cửu Long cho điện từ 3,55 USD mỗi triệu BTU lên 4,6 USD mỗi triệu BTU. PVN cho rằng, mức giá bán khí cho sản xuất điện được Tập đoàn đề xuất tuân thủ theo cơ chế thị trường, không tăng đột biến ảnh hưởng đến giá điện cũng như các ngành kinh tế khác và phù hợp với lộ trình tăng giá điện.

(VnExpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi