Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Tài chính phân trần chuyện giảm thuế xe tải

Cho rằng việc bảo hộ nhà sản xuất trong nước đã khiến doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh, Bộ Tài chính kiên quyết tiến hành đợt cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các dòng xe tải.

Chiều 8/11, Bộ Tài chính có văn bản gửi các cơ quan báo chí và đơn vị có liên quan phân trần chuyện điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các dòng xe tải.

Cơ quan này cho rằng theo cam kết với WTO, hằng năm vào ngày 1/1, Việt Nam phải đưa ra áp dụng biểu thuế nhập khẩu mới phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong tổng số hơn 9.100 dòng thuế áp dụng trong năm 2011, Việt Nam phải cắt giảm khoảng 1.800 dòng thuế của nhiều nhóm hàng như thực phẩm chế biến, đồ gỗ, thiết bị, ôtô, xe máy… trong đó có ôtô tải. Với mục tiêu vừa thực hiện cam kết quốc tế vừa hỗ trợ sản xuất trong nước, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án cắt giảm thuế để lấy ý kiến các cơ quan liên quan trước khi ban hành.

Trong đó, đối với mặt hàng ôtô tải, việc điều chỉnh cắt giảm thuế quan được Bộ Tài chính căn cứ vào 3 yếu tố. Thứ nhất, giảm dần thuế nhập khẩu để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ nội bộ, giảm thiểu các tác động từ bên ngoài.

Lý do thứ 2 được Bộ Tài chính giải thích vận tải đang là đầu vào của toàn bộ nền kinh tế. Với thuế suất từ trên 50% đến 80% (tùy trọng tải xe) như hiện nay cấu thành vào giá xe tải nhẹ đang góp phần "đội" chi phí đầu vào, một trong những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới lạm phát.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho rằng việc bảo hộ cần ở mức độ phù hợp, có thời hạn nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ và quản lý, tăng khả năng cạnh tranh.

Hồi cuối tháng 10, Bộ Tài chính bắt đầu tổ chức lấy ý kiến các bộ ngành về biểu thuế nhập khẩu mới đối với dòng xe tải và dự kiến áp dụng từ năm 2011. Thế nhưng, biểu thuế này đã vấp phải phản ứng của Bộ Công Thương và nhiều hãng sản xuất xe hơi trong nước.

Bộ Công Thương cho rằng biểu thuế mà Bộ Tài chính đưa ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Chưa kể, lộ trình cắt giảm cũng sớm hơn so với cam kết của Việt Nam với WTO. Do đó, cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính chưa thay đổi thuế để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn của thị trường và thực lực doanh nghiệp, đến hết năm 2011, việc giảm thuế nhập khẩu mới được tính đến.

Trước đó, một số doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước cũng có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc lại việc giảm thuế nhập khẩu các dòng xe tải. Họ cho rằng trong bối cảnh doanh nghiệp còn yếu và đã đầu tư rất nhiều tiền của cho dây chuyền sản xuất nếu cứ mở toang cửa cho xe nhập khẩu vào, nhiều hãng sản xuất sẽ rơi vào tình cảnh khốn khó, thậm chí là phá sản.

(VnExpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi