Bộ Y tế cho rằng, mức thu viện phí hiện nay quá lạc hậu so với mặt bằng chung.
Khoảng 350 dịch vụ y tế được đề xuất điều chỉnh theo hướng tăng giá từ 2012.
Ngày 14/9, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến của chuyên gia xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 95 năm 1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí.
Theo Bộ Y tế, mức thu viện phí cũ đã quá lạc hậu và việc điều chỉnh là cấp thiết. Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng tình với đề xuất của Bộ Y tế.
Tính từ năm 2003, Bộ Y tế đã nhiều lần đệ trình việc thay đổi viện phí nhưng đều bị phản đối vì chưa giải quyết được đồng bộ các bức xúc liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh và các nhóm yếu thế như người nghèo, cận nghèo, nông dân, cán bộ hưu trí.
Còn lần này, theo báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị, một trong những lý do cần thiết phải điều chỉnh mức viện phí là ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng số chi thường xuyên của ngành y tế. Năm 2006, con số này chiếm tỷ lệ khoảng 55% và tới năm 2011 giảm xuống chỉ còn 41%. Tính ra, ngân sách cấp cho các bệnh viện mới chỉ đạt 40-50 triệu đồng/giường bệnh/năm.
Trong khi đó, nguồn thu viện phí và bảo hiểm ý tế thanh toán viện phí chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 43% năm 2006 lên khoảng 57% năm 2011. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho rằng, mức thu viện phí hiện nay quá lạc hậu so với mặt bằng chung.
Cụ thể, mức lương cơ bản năm 1995 là 120.000 đồng, năm 2011 lương cơ bản đã là 830.000 đồng. Trong khi đó, trong khoảng 3.000 dịch vụ y tế đang thực hiện, có khoảng 350 dịch vụ được ban hành theo khung giá 1995, phần lớn mới chỉ được thu từ 30-50% chi phí trực tiếp theo thời giá năm 1995.
Khoảng 2.650 dịch vụ còn lại được tính theo khung giá từ tháng 1/2006 cũng đã quá lạc hậu. Hệ quả là mức thu không bù được mức chi tại các bệnh viện kéo theo việc các bệnh viện sẽ không hoặc hạn chế thực hiện các dịch vụ y tế mà đáng ra người bệnh phải được phục vụ.
Ngoài ra, cũng theo Bộ Y tế, công nghệ y tế ngày càng tiên tiến, nhiều loại vật tư hóa chất thay đổi hoàn toàn về phương thức sử dụng làm đội thêm chi phí. Các kỹ thuật trước đây vốn được làm thủ công nay phải thay thế bằng máy móc nên giá thành không thể áp dụng với mức cách đây đã 5 năm...
Bộ Y tế cũng cho rằng, nguyên tắc thu viện phí quy định tại Nghị định Nghị định 95/CP là thu một phần trong tổng chi phí khám, chữa bệnh nên chưa bù đắp đủ các chi phí trực tiếp phục vụ người bệnh. Việc ước lượng, định tính và bình quân trong việc thu viện phí hiện nay đã hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác khám, chữa bệnh.
Theo Bộ Y tế, với thực tế hiện nay, Nhà nước đang bao cấp cho cả người có thu nhập thấp và thu nhập cao, bao cấp cho các đối tượng có thừa khả năng chi trả toàn bộ viện phí. Đây là hiện tượng bao cấp ngược, gây bất hợp lý trong việc khuyến khích bảo hiểm y tế.
Đề xuất trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 95, Bộ Y tế dự kiến trong giai đoạn 2011-2012 sẽ điều chỉnh phí của 350 dịch vụ đã quá lạc hậu áp dụng từ năm 1995. Cách tính mức điều chỉnh lần này vẫn kế thừa nguyên tắc đã quy định tại Nghị định 95 là thu một phần viện phí theo các chi phí trực tiếp như: tiền thuốc, dịch truyền máu, vật tư, hóa chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp... Không được thu những phần mà Nhà nước đã hỗ trợ ngành y tế như xây dựng cơ bản, lương, khấu hao tài sản...
Giai đoạn từ năm 2013, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới, sẽ thực hiện đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi về cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu.
Bộ Y tế lý giải, việc tăng viện phí sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới hơn 60% dân số đã có thẻ bảo hiểm y tế, bởi trong tổng số viện phí mà người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế thanh toán thì có tới trên 60% là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư người bệnh sử dụng trực tiếp; 30% là chi phí của các dịch vụ khám bệnh, giường điều trị, chiếu, chụp... Giá viện phí mới chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang thực hiện, trong đó có tiền khám bệnh và tiền giường bệnh nên dự báo tổng số viện phí điều chỉnh tăng không nhiều so với hiện nay.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc điều chỉnh khung viện phí đối với 350 dịch vụ y tế đang áp dụng từ năm 1995 là việc làm cần thiết, bởi Nghị định 95 đã quá lạc hậu nên việc điều chỉnh tăng là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng lưu ý Bộ Y tế, việc điều chỉnh phải nằm trong khả năng chi trả của người dân và phải có hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách, không gây ảnh hưởng tới an sinh xã hội.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ Y tế cần bám sát nguyên tắc của bảo hiểm y tế là chia sẻ giữa những người phải vào viện và người không phải vào bệnh viện. Bộ Y tế và Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế thay đổi mức thu bảo hiểm y tế để phù hợp theo thời gian hàng năm. Phó thủ tướng giao Bộ Y tế trong quý 4/2011 trình Chính phủ về mức điều chỉnh cụ thể của 350 dịch vụ y tế, đến năm 2012 triển khai thực hiện.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
"Tính toán bài toán tiền lương giống như đi thăng bằng trên dây vậy. Quả thật là vô cùng khó khăn", Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân nói với VnEconomy như vậy khi trao đổi xung quanh vấn đề lương tối thiểu và việc thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Vụ cháy tại cây xăng ở Hà Nội mới đây cùng với việc phát hiện rút ruột xăng xe bồn tại Quảng Ninh đã làm nóng lên câu chuyện quản lý kinh doanh xăng dầu, tại cuộc họp của do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/6.
Thủ tướng đã giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phối hợp chuẩn bị Dự án Luật Biển Việt Nam để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ hai, sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, cùng với Luật Việc làm và Luật An toàn lao động dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2012, cơ quan này cũng đang có kế hoạch soạn thảo Luật Tiền lương tối thiểu, dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua vào năm 2014.
Ngày 30/8 tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức họp báo công bố công khai báo cáo kiểm toán năm 2010 về niên độ ngân sách 2009 và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2009 của Kiểm toán Nhà nước.
Bộ Tài chính vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ về công tác điều hành giá. Theo đó, Cục Quản lý giá được giao chủ trì nghiên cứu, đề xuất việc thanh tra các doanh nghiệp bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để làm rõ các yếu tố chi phí khi đàm phán mua điện giá cao.
Theo thông tư 31/2011/TT-BCT quy định điều chỉnh giá bán điện theo các thông số đầu vào cơ bản, vừa được Bộ Công Thương ban hành có hiệu lực từ 1.9 tới, cơ chế điều chỉnh giá bán điện sẽ căn cứ trên việc tính toán kiểm tra hằng tháng biến động của các thông số đầu vào cơ bản so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện hiện hành.
Trước ngày 20 hằng tháng, căn cứ các yếu tố đầu vào, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) được phép kiểm tra, tính toán chênh lệch giá bán điện bình quân để trình phương án điều chỉnh.
Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội cho biết, đã xây dựng phương án đảm bảo cung cấp điện phục vụ Lễ kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Theo tin từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT) - đơn vị thành viên của VNPT - sẽ đưa ngành công nghệ đa phương tiên vào chương trình đào tạo, dự kiến bắt đầu từ năm 2011 - 2012.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.