Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam lần đầu tiên có ngành học công nghệ đa phương tiện

picture
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông dự kiến trong năm học 2011 - 2012 sẽ được ngành Công nghệ Đa phương tiện vào đào tạo.

Theo tin từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT) - đơn vị thành viên của VNPT - sẽ đưa ngành công nghệ đa phương tiên vào chương trình đào tạo, dự kiến bắt đầu từ năm 2011 - 2012.

Cụ thể, theo PTIT, kết cấu của ngành được chia thành 3 phần cơ bản gồm: kiến thức giáo dục đại cương; kiến thức cơ sở ngành trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở cốt lõi và cần thiết về âm thanh, hình ảnh và video, truyền thông đa phương tiện, Internet, web, đa phương tiện tương tác…

Phần thứ ba là khối kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện và hiện đại về đa phương tiện, tập trung vào thiết kế và sáng tạo các ứng dụng đa phương tiện tương tác như web, games, đồ họa 2D/3D, hoạt hình, phim điện ảnh và truyền hình, âm thanh…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực đảm nhận công việc các vị trí cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sáng tạo đa phương tiện.

Vị trí và vai trò cụ thể của sinh viên tốt nghiệp dự kiến sẽ bao gồm: thiết kế đồ họa 2D/3D, thiết kế hoạt hình, thiết kế games, thiết kế/phát triển web, thiết kế sản phẩm R&D, thiết kế giao diện, tư vấn và thiết kế quảng cáo, nội dung đa phương tiện, giám đốc kỹ thuật, sản xuất phim điện ảnh và truyền hình kỹ thuật số…

Tại các nước phát triển trên thế giới, ngành đào tạo công nghệ đa phương tiện đã được hình thành và phát triển từ khá lâu và đang tạo ra một lực lượng lao động có thể đem lại nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hội tụ được những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất.

PTIT cho biết, cơ sở để trường tiên phong triển khai ngành đào tạo này đó là hướng đến hiện thực hóa “Đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, góp phần đảm bảo yêu cầu đào tạo 250.000 lao động cung cấp cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông.

Ngoài ra, chuyên ngành này sẽ tạo ra mô hình, cơ chế liên kết đào tạo giữa các khoa, bộ môn trong một trường và giữa các trường với nhau. Dự kiến trong năm đào tạo đầu tiên, PTIT sẽ liên kết với hơn 10 trường đại học với các chuyên ngành trên toàn quốc để đào tạo ngành học này.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi