Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cao điểm thiếu điện 2011 có thể rơi vào tháng 5

picture
Bộ Công Thương đang “thúc” các chủ đầu tư các dự án nguồn điện đẩy nhanh tiến độ.

Phát biểu tại Quốc hội hôm 26/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói rằng tình hình cung ứng điện vẫn tiếp tục căng thẳng trong năm nay, đặc biệt là vào tháng 5 tới.

“Ba tháng đầu năm, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu điện cho sản xuất và đời sống. Nhưng tháng cao điểm sẽ là tháng 5 tới và chúng tôi mong muốn được các cử tri ủng hộ hết sức trong vấn đề tiết kiệm điện”, ông nói.

Theo Bộ trưởng Hoàng, tình hình cung ứng điện mặc dù đã được cải thiện, nhưng năm nay mực nước các hồ thủy điện đều thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, có những hồ thấp hơn cả chục mét, nên khả năng thiếu điện là rất lớn.

Trong khi đó, việc phải điều tiết nước trong các tháng 1, 2 vừa qua để tưới cho vụ đông xuân càng khiến cho tình hình khó khăn hơn.

Hiện tại, Bộ Công Thương đang “thúc” các chủ đầu tư các dự án nguồn điện đẩy nhanh tiến độ, cố gắng hoàn thành sớm nhất các dự án đang triển khai. Theo ông Hoàng, tổ máy số 2 của Nhà máy Thủy điện Sơn La sẽ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4 tới. Việc đưa được hai tổ máy vào hoạt động năm nay đã bổ sung thêm 800 MW điện cho toàn hệ thống và đây là sự bổ sung đặc biệt quan trọng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết hiện nay các địa phương đã thành lập các ban chỉ đạo để tiết kiệm điện, cho thấy sự vào cuộc quyết liệt trên diện rộng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện cũng đã xem lại quy trình sản xuất theo hướng tiết kiệm điện.

Về phản ánh của một số chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ không đấu nối được vào hệ thống, Bộ trưởng cho biết có một thực tế là một số nơi có quy hoạch thì không sao, nhưng một số nơi có tình trạng một số dự án chưa theo quy hoạch dẫn tới việc không đấu nối được.

“Nếu có nhiều nhà máy cùng đấu nối thì lưới điện không chịu được. Trước mắt chúng tôi đang cố gắng xử lý vấn đề, theo đó tại Kontum sẽ nâng công suất đấu nối để giải quyết khó khăn cho nhà đầu tư. Nhưng về lâu dài, các nhà máy cần tuân thủ quy hoạch”, ông nói

Liên quan đến kế hoạch phát triển các dự án nhiệt điện, theo quy hoạch điện VI và dự thảo quy hoạch điện VII, tới đây nguồn than trong nước sẽ không đủ cung ứng. Chính phủ đang chỉ đạo tích cực tìm kiếm, thăm dò ở khu vực đồng bằng sông Hồng và khai thác sâu hơn ở Quảng Ninh, tuy nhiên căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế thì từ 2015 sẽ phải nhập than.

“Các bộ đang cùng các tập đoàn thành lập tổ liên ngành nghiên cứu thị trường than. Khả năng cung ứng của một số nước là rất tiềm năng, bảo đảm được dài hạn, ngoài khả năng nhập than còn là khả năng cùng đầu tư khai thác các mỏ”, ông Hoàng lạc quan.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi