Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính thức thu phí sử dụng đường bộ từ 1-1-2013

Bộ Tài chính vừa chính thức ban hành thông tư hướng dẫn về phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện. Theo đó, từ năm tới, xe môtô sẽ phải nộp “phí đường” từ 50.000 đồng tới 150.000 đồng mỗi năm. Mức phí này với ôtô là từ 130.000-1.040.000 đồng/tháng.

Các phương tiện tham gia giao thông phải chịu nhiều khoản phí
Các phương tiện tham gia giao thông phải chịu nhiều khoản phí .

Theo bộ Tài chính, sau khi lấy ý kiến góp ý về dự thảo thông tư quy định mức phí sử dụng đường bộ, từ 1-1-2013 cơ quan quản lý sẽ chính thức thu phí đối với ôtô, xe môtô.

Cụ thể, xe môtô có dung tích xi lanh đến 100 cm3 sẽ bị thu phí từ 50.000-100.000 đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 100cm3 sẽ bị thu từ 100.000-150.000 đồng/năm.

Căn cứ mức thu phí trên, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phù hợp. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thu phí đối với môtô của tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Khi thu phí sử dụng đường bộ đối với xe môtô, cơ quan thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí theo quy định ban hành.

Với ôtô, mức thu phí đường bộ sẽ được chia thành 11 loại. Trong đó, mức thu với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân có mức thu thấp nhất là 130.000 đồng/tháng và cả năm là 1,56 triệu đồng.

Xe tải, xe ôtô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 27 tấn trở lên có mức thu cao nhất là 1.040.000 đồng/tháng (12,48 triệu đồng/năm). Mức thu này đã được điều chỉnh giảm so với dự thảo trước đó.

Về phương thức nộp phí, thông tư bộ Tài chính cho biết, với xe ôtô dân sự trong nước, phí sử dụng đường bộ tính theo năm (12 tháng) và theo chu kỳ đăng kiểm của xe.

Theo đó, đến mỗi kỳ đăng kiểm, chủ xe mang xe đến đăng kiểm, nộp phí, lệ phí đăng kiểm (nếu có) và nộp phí sử dụng đường bộ cho cơ quan đăng kiểm. Cơ quan đăng kiểm dán Tem đăng kiểm tương ứng với chu kỳ đăng kiểm và Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.

(Theo TTXVN)

  • Tồn kho tăng vì... smartphone mùa Tết
  • CPI tăng nhẹ: Hệ lụy của suy thoái kinh tế
  • FDI 11 tháng: Tăng tốc nhờ… Samsung
  • Phát triển hạ tầng: Đã thấy "chìa", làm sao mở khóa?
  • Khi các bộ không “phục” chỉ số tồn kho
  • Đổi mới CG từ năm 2013?
  • Xăng chưa giảm giá, DN muốn tăng hoa hồng?
  • Sai phạm hàng tỷ đồng tại 2 công trình “1.000 năm Thăng Long”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi