Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cục An toàn VSTP nói gì trước nghi ngại sữa gây "dị ứng"?

Sau sự kiện sữa bị nghi là nguyên nhân gây dị ứng, người tiêu dùng lo lắng về quy trình cấp phép cho một sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là sữa, ra thị trường như thế nào để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Quy trình cấp phép cho một sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là sữa, trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ em, ra thị trường như thế nào để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng? Sau sự kiện sữa Cô gái Hà Lan Vivinal GOS bị nghi là nguyên nhân gây dị ứng nặng cho 9 người, chúng tôi đặt câu hỏi trên tới ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), đơn vị trực tiếp cấp phép cho sản phẩm này đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để lưu hành tự do trên thị trường.

Chỉ kiểm tra các yếu tố nghi ngờ...  rồi cấp phép nhập khẩu

- Thưa ông, để một sản phẩm là thực phẩm được phép lưu hành tự do ngoài thị trường, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều kiện, hồ sơ giấy tờ gì?

- Ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế: Với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép lưu hành cần phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục.

Ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh HL 


- Trước đó, sản phẩm nhập khẩu phải qua kiểm tra nhà nước tại cửa khẩu nhập. Nếu nhập khẩu từng lô một, sẽ có bộ phận kiểm tra ngay tại sân bay. Họ kiểm tra 100% các lô hàng nhập khẩu, chứ không phải kiểm tra 100% chỉ tiêu. Do thời gian và kinh phí, họ chỉ kiểm tra các chỉ tiêu chủ yếu, các yếu tố nghi ngờ... trong thời điểm đó. Khi được họ sẽ ra chứng thư, lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu.

Còn hồ sơ các doanh nghiệp trình lên Cục theo đúng pháp luật. Cụ thể là theo quyết định số 42/2005 của Bộ Y tế.

Với những công dụng mới, bổ sung chất mới... doanh nghiệp phải có kèm theo Chứng nhận lưu hành tự do và Chứng nhận y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong bộ hồ sơ này có rất nhiều phiếu kiểm nghiệm, rất bài bản. Cục sẽ thẩm định trong 15 ngày làm việc, với điều kiện đủ hồ sơ.

- Với sữa là một sản phẩm tác động tới trẻ nhỏ, chúng ta còn có thêm tiêu chí nào, quy trình nào chặt chẽ hơn để thẩm định về sản phẩm trước khi cho lưu thông?

- Trong quyết định số 42 có quy định rõ về Thực phẩm đặc biệt, trong đó có nhóm thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em, để lưu thông cần có Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ, trong đó có nội dung chứng nhận sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng.

Với những sản phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng, hoặc có hoạt tính sinh học mới, ngoài những giấy tờ trên còn cần cung cấp các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng hoặc các tài liệu khoa học đã công bố về tác dụng, tính an toàn của sản phẩm; kết quả kiểm nghiệm về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm của Phòng kiểm nghiệm được công nhận.

Ngoài ra, sau khi doanh nghiệp công bố, cơ quan nhà nước vẫn tiến hành kiểm tra, hậu kiểm sau công bố. Nhiều đoàn vẫn đi kiểm tra đấy, ví dụ như phát hiện sữa thấp đạm vừa qua.

Người tiêu dùng thắc mắc khiếu nại gì chúng tôi cũng kiểm tra. Bản thân doanh nghiệp cũng tự kiểm tra.

"Ngộ độc là nhiều người cùng bị với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, nhưng đây là dị ứng"

- Với 15 ngày sau khi bộ hồ sơ hoàn chỉnh đặt lên bàn của Cục, Cục sẽ làm gì?

- Chúng tôi đối chiếu với tiêu chuẩn, xét tiêu chuẩn của họ so với phiếu kiểm nghiệm, so với nhãn và so với quy định hiện hành về các chỉ tiêu trong đó: Chỉ tiêu cảm quan, lý hoá, vi sinh vật, kim loại nặng, hoá chất không mong muốn... Việc kiểm tra này chỉ hồ sơ, căn cứ vào những phiếu xét nghiệm kia. Còn kiểm tra trên thực tế là hậu kiểm.

Có ý kiến cho rằng, Cục phải đích thân lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi lưu hành nhưng như thế là không đúng luật, và làm hộ đơn vị khác. Pháp luật quy định trung tâm nào có điều kiện xét nghiệm, nghĩa là mình phải công nhận kết quả của họ chứ.

Nhập khẩu thì có phòng thí nghiệm người ta xét nghiệm rồi, mình thừa nhận lẫn nhau.

- Như ông nói, Cục sẽ công nhận kết quả của các giấy chứng nhận kiểm nghiệm chất lượng có liên quan. Vậy những giấy chứng nhận này do đơn vị nào cấp?

- Nếu sản phẩm sản xuất tại Việt Nam sẽ có các Trung tâm như Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 ở Hà Nội, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 ở TP.HCM, Viện Dinh dưỡng Quốc gia...

Thực tế thì không phải chất gì các Trung tâm này cũng có thể kiểm tra được. Có cái ngoài khả năng như những chất mới, chất khó kiểm tra.

Với các sản phẩm nhập khẩu thì phải có Tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ. Những tiêu chuẩn của nhà sản xuất nước ngoài thường có tiêu chuẩn quốc tế.

Với chất mới là Vivinal GOS trong sữa Cô gái Hà Lan, họ đã chứng minh được chất này là an toàn.

- Vậy sau một loạt trường hợp dị ứng xảy ra như thế, nhận định của ông là như thế nào về độ an toàn của sản phẩm đã được cấp phép này?

- Trước hết, đây là lĩnh vực chuyên môn nhưng cần phân biệt giữa ngộ độc và dị ứng. Ngộ độc là nhiều người cùng bị, trong cùng một thời điểm, với các triệu chứng nôn, tiêu chảy... Nhưng đây là dị ứng. 

PGS, TS Nguyễn Văn Đoàn (Trưởng bộ môn Dị ứng ĐH Y Hà Nội - pv) cho biết, đây là vấn đề phức tạp, thuộc về từng cá thể. Phải phân tích trên từng người.

"Việt Nam chưa đủ điều kiện để biết chất nào gây dị ứng"

- Vậy, chúng ta kiểm nghiệm được bao nhiêu % các chất trong sữa này để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng?

- Chưa xác định được chất nào trong sữa gây dị ứng. BS Đoàn cho biết, Việt Nam chưa đủ điều kiện để biết chất nào gây dị ứng. Với Vivinal GOS, các nước đã làm tới 800 thí nghiệm mẫu để chứng minh chất này là âm tính với dị ứng.

"BS Đoàn (PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Trưởng bộ môn Dị ứng ĐH Y Hà Nội) cho biết, Việt Nam chưa đủ điều kiện để biết chất nào gây dị ứng".

Ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế)



- Dị ứng sữa thông thường chỉ nổi mẩn đỏ nhưng các trường hợp dị ứng sau khi uống sữa Cô gái Hà Lan Vivinal GOS lại rất cấp tính, mạnh. Liệu có thể do chất lạ nào trong sữa?

- Cái đó không thuộc chuyên môn của tôi, tôi không thể nói được. Tôi chỉ biết là họ đã thực hiện rất nghiêm túc, từ phòng thí nghiệm, sang động vật và sang người. Những công đoạn này có quy định hết và họ thực hiện hết, khi cho vi chất nào vào sữa.

- Với trường hợp dị ứng hàng loạt vừa qua sau khi uống sữa Cô gái Hà Lan, Cục sẽ xử lý tiếp theo như thế nào, thưa ông?

- Chúng tôi đang phối hợp với Cục khám chữa bệnh, Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TPHCM, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi đồng 2, các cơ quan liên quan khác để tìm ra kết luận khoa học chính thức. Muốn làm gì phải có kết luận này. Không thể đưa ra giải pháp vội vàng, ảnh hưởng tới người tiêu dùng hoặc Doanh nghiệp. Như vụ bưởi da xanh, sữa có melamine, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho doanh nghiệp.

Chúng tôi không bênh doanh nghiệp, không sợ doanh nghiệp, mà phải làm theo đúng pháp luật. Tạm dừng hay thu hồi sản phẩm thì phải có lý do tại sao. Dị ứng rất phức tạp, nên phải đòi hỏi có kết luận khoa học.

Dư luận bức xúc, chúng tôi cũng bức xúc, nhưng không vội vàng được. 

Với công ty, chúng tôi cũng yêu cầu phải giải trình thêm tất cả những thông tin về sản phẩm, quá trình sản xuất, số lượng, đưa ra giải pháp nhanh chóng nhất để khắc phục nếu số lượng bệnh nhân gia tăng.

- Trong trường hợp nếu doanh nghiệp công bố thành phần của sữa, trên thực tế, khác với hồ sơ đưa sang Cục và trong quảng cáo, sẽ có biện pháp xử lý nào, thưa ông?

- Sẽ xử lý theo quy định. Có thể tạm dừng để khắc phục. Sau 7 ngày mà không khắc phục sẽ thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau đó áp dụng các biện pháp tiếp theo.

- Xin cảm ơn ông!

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm cần có các giấy tờ liên quan tới chất lượng sản phẩm như:
1. Trong nước:

Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành gồm: chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái); chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng; chỉ tiêu vệ sinh về hóa lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất lượng bao bì và quy cách bao gói; quy trình sản xuất.

Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải được do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ, trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.

2. Thực phẩm nhập khẩu

Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành gồm: chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái); chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng; chỉ tiêu vệ sinh về hóa lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất lượng bao bì và quy cách bao gói; quy trình sản xuất.

Tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.

Bản sao công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau: Chứng nhận GMP – thực hành sản xuất tốt; HACCP – hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn; hoặc giấy chứng nhận tương đương.

Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ, trong hồ sơ công bố phải có bản sao Giấy chứng nhận của nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó và thuyết minh quy trình sản xuất.

(Theo HL // VTC News)

  • Vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng
  • Các Bộ trưởng “trần tình” về chỉ tiêu kinh tế - xã hội
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: Sản xuất mẻ xăng A95 và khí Propylene đầu tiên
  • Sắp trình đề án tái cấu trúc nền kinh tế
  • Xây dựng đường Vành đai 3, giai đoạn 2: Cao tốc giữa lòng Hà Nội
  • Đề nghị xem xét quan điểm phát triển casino
  • Chỉ số niềm tin kinh doanh quý III tăng 6 điểm
  • Cho vay thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi