Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đã tìm được nguyên nhân “găm hàng” xăng dầu

“Cũng có hiện tượng có cây xăng ém hàng, tiết giảm lượng bán để chờ tăng giá. Nhưng qua kiểm tra cũng cho thấy lượng hàng từ các doanh nghiệp đầu mối về đến các đại lý, cây xăng bị tiết giảm so với hợp đồng” – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Võ Văn Quyền cho hay khi nói về tình trạng tái diễn bán xăng dầu nhỏ giọt trong thời gian gần đây.
 
Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều thông tin liên quan đến xăng dầu liên tiếp rộ lên. Không chỉ dừng lại ở lời đồn đoán “xăng tăng giá lên 24.000 đồng/l”, mà tệ hơn, nhiều địa phương còn tái diễn tình trạng bán xăng dầu nhỏ giọt, một số cơ sở tư nhân “găm hàng chờ thời”. Các tỉnh An Giang, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Bình “tràn lan” cây xăng đóng cửa...

Theo khẳng định của doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, thời gian này nguồn cung xăng dầu đã ổn định trở lại và không có chuyện cắt giảm nguồn hàng so với hợp đồng cho các đại lý. Doanh nghiệp đầu mối chiếm 60% thị trường Petrolimex cho biết, về nguồn chỉ trong 4 tháng, công ty đã nhập về 3,7 triệu m3 – tấn, đảm bảo tồn kho bình quân 30 ngày, trong đó 80% là nhập khẩu và 20% mua từ Dung Quất. Đến thời điểm hiện tại Petrolimex đã ký hợp đồng cho hết quí II, đảm bảo nhập khẩu 5,5 triệu m3 - tấn, đảm bảo được cho tăng trưởng thị trường 17%.

Cũng theo khẳng định của Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo, dù giá thế giới vẫn duy trì ở mức cao, trong 4 tháng đầu năm, bình quân giá xăng tăng 32% so với cùng, đặc biệt diezel đã tăng đến 43%. Áp lực lớn cho giá xăng dầu trong nước song các doanh nghiệp đầu mối vẫn đảm bảo đủ nguồn hàng ra thị trường. Rõ ràng, nếu theo cách trả lời trên thì, nguyên nhân găm hàng là nằm ngoài “trách nhiệm” của đơn vị đầu mối

Trao đổi với Đại Đoàn kết, ông Võ Văn Quyền lại đưa ra một cách giải thích khác. Ngay từ sau các đợt tăng giá xăng lên mức 21.300 đồng/l, lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường kiểm soát để hạn chế hiện tượng găm hàng. Cục cũng đã chỉ đạo các Chi cục giám sát, kiểm tra các đơn vị, kinh doanh qua đối chiếu hợp đồng với phiếu nhập xuất kho, hàng tồn kho thì thấy lượng hàng từ doanh nghiệp đầu mối về các cây xăng bị giảm.

“Cũng có hiện tượng có cây xăng ém hàng, tiết giảm lượng bán để chờ tăng giá. Nhưng kết quả cũng cho thấy lượng hàng từ các doanh nghiệp đầu mối về đến các đại lý, cây xăng bị tiết giảm so với hợp đồng”, ông Quyền nhấn mạnh.

(Báo Đại Đoàn Kết)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi