Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm tra cấp phép khai thác khoáng sản tại 17 tỉnh

picture
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang kiểm tra việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; việc thực hiện các nội dung trong giấy phép hoạt động khoáng sản tại 17 tỉnh.

Qua thanh tra, kiểm tra do Cục Địa chất và Khoáng sản tiến hành trong năm 2010, cho thấy công tác xây dựng, lập quy hoạch khoáng sản và khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản tại một số địa phương triển khai chậm, thậm chí có tỉnh đến nay vẫn chưa thực hiện, nên dẫn tới một số giấy phép cấp trùng vị trí, tọa độ, diện tích; nhiều giấy phép khai thác khoáng sản được cấp nhưng không có dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt...

Cục đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thu hồi 76 giấy phép khai thác khoáng sản cấp không đúng quy định. Các đoàn thanh tra cũng đã lập hồ sơ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị được thanh tra, nộp Kho bạc Nhà nước hơn 260 triệu đồng.

Gần đây nhất (ngày 10/3), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp cho Công ty Cổ phần Xi măng Vinaconex Lương Sơn Hòa Bình theo quy định của pháp luật.

Bởi trong quá trình khai thác đá vôi tại làng Rụt, xã Tân Vinh và khai thác đá sét tại xóm Vé, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), công ty đã không thực hiện đúng nội dung giấy phép khai thác khoáng sản, các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác liên quan.

Trên cơ sở Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản; chiến lược phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện cơ chế quản lý nhà nước về lĩnh vực này phù hợp với cơ chế thị trường, tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu ngân sách, đảm bảo quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản.

Đặc biệt, việc cấp quyền khai thác về khoáng sản theo nguyên tác phải được thực hiện trên cơ sở đấu giá, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, xóa bỏ tình trạng xin cho làm phát sinh tiêu cực như thời gian trước.

(TTXVN)

  • Không tiết giảm điện tháng 5 và 6
  • Đến lượt Bộ Công Thương bác tin đồn tăng giá xăng
  • Chưa có chủ trương tăng giá xăng dầu
  • Đề xuất cho doanh nghiệp vay ngoại tệ để nhập phân kali
  • Lậy tẩy 'bộ mặt thật' của đại gia đường 'nội'
  • Hiệu quả của chính sách
  • Không cắt điện trong tháng tư
  • Minh bạch hóa giá điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi