Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đàm phán với ADB về khoản vay phát triển DN nhỏ và vừa lần 2

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vừa đồng ý với đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về việc đàm phán với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đối với Hiệp định khoản vay và các văn bản liên quan khác cho Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV) lần 2 - Tiểu chương trình 1.

Các DNNV cần nguồn vốn để đổi mới công nghệ sản xuất - Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng lưu ý, việc đàm phán trên chỉ tiến hành sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất các thủ tục cần thiết, thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình. Thời gian đàm phán dự kiến trong 2 ngày tại Hà Nội.

Đoàn đàm phán liên ngành gồm đại diện của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương do Lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế, NHNN làm Trưởng đoàn.

Phó Thủ tướng cũng giao NHNN, với tư cách là cơ quan chủ trì đàm phán của phía Việt Nam phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định để tiến hành đàm phán với ADB; báo cáo kết quả đàm phán lên Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, số lượng DNNV hiện chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Việt Nam. Theo đánh giá của Chính phủ, nhóm doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Từ cuối 2007 đến nay, mặc dù nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn tăng. Tính hết năm 2009, gần 85.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với năm 2008.

Tuy vậy, DNNV vẫn gặp khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng và lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, mối liên kết với các doanh nghiệp lớn còn thấp… Nhận định sâu sắc những khó khăn này, Chính phủ đã có nhiều quyết sách giúp DNNV phát triển bền vững, đồng đều và có sức vươn ra thị trường quốc tế.

Trong số các biện pháp lớn được Chính phủ đưa ra, đáng chú ý là việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNV, cùng với việc tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho đối tượng doanh nghiệp này.

(Theo Quốc Hà // Tin Chính phủ // Công văn 6226/VPCP-QHQT)

  • Quản lý game online: “Kẽ hở” chưa hẳn ở đại lý Internet
  • Dịch vụ Internet: Chuyển hướng về hạ tầng kỹ thuật
  • Tập trung kiểm soát cung cầu hàng hóa
  • Đấu nối lưới điện 500KV với các nước trong khu vực
  • FDI chuyển hướng vào chế biến và sản xuất
  • 2/3 chặng đường thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
  • Từ 1/9, giá gas tăng 14.000 - 15.000 đồng/bình
  • Chương trình quốc gia ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi