Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất không giữ các trường đại học, cao đẳng trong nội đô

picture
Trước 10/7, Bộ Xây dựng phải trình Thủ tướng quy hoạch xây dựng các trường đại học, cao đẳng thuộc thành phố Hà Nội và Tp.HCM.

Để giảm áp lực về hạ tầng, giao thông, quan điểm của Bộ Xây dựng là không nên giữ các trường đại học, cao đẳng trong phạm vi nội thành của Hà Nội và Tp.HCM.

Đề xuất trên được Bộ đưa ra tại cuộc họp giữa các bộ, ngành về kế hoạch di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành, do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì ngày 7/6.

Cùng với Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phê duyệt quy hoạch đất đai cho các khu đại học tập trung ở vùng Thủ đô, vùng Tp.HCM và các vùng kinh tế trọng điểm để triển khai xây dựng cấc trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lượng cao.

Mục tiêu là đảm bảo theo tiêu chuẩn 65 m2 đất/sinh viên vào năm 2020 (tương ứng với quy mô 3,9 triệu sinh viên), diện tích đất cần có 25.350 ha. Các tỉnh, thành phố căn cứ quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch mạng lưới của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn để xác định nhu cầu về đất đai và hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng bảo đảm quỹ đất theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Bùi Văn Ga nêu rõ, từ năm 2011 sẽ không tiếp nhận hồ sơ thành lập mới hoặc nâng cấp cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng trong nội thành Hà Nội và Tp.HCM.

Đồng thời lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh yêu cầu giảm mật độ sinh viên trong nội thành Hà Nội từ 478.856 sinh viên năm 2011 xuống còn khoảng 150.000 sinh viên vào năm 2030.

Đối với Tp.HCM giảm mật độ sinh viên đại học từ 516.544 năm 2011 xuống còn khoảng 170.000 sinh viên vào năm 2030. Đồng thời, cần giảm 2/3 tổng số sinh viên đại học, cao đẳng đang học ở các sở đào tạo trong nội thành hiện nay.

Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ có ít nhất 40 trường phải di dời trong giai đoạn 2011-2015 tại Hà Nội và Tp.HCM. Trước mắt mỗi thành phố sẽ thí điểm di dời 5 trường với nhu cầu vốn khoảng 600 triệu USD (chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng).

Giai đoạn 2015-2020 mỗi thành phố sẽ di dời tiếp khoảng 10 đến 15 trường, nhu cầu vốn tương ứng từ 1,2 đến 1,8 tỷ USD (chưa tính các chi phí giải phóng mặt bằng). Giai đoạn 2020-2030 sẽ di dời các trường còn lại. Hà Nội sẽ cần tối thiểu khoảng 3.500 ha, Tp.HCM cần 1.750 ha cho việc di dời các trường đại học, cao đẳng.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục bàn bạc với UBND thành phố Hà Nội và Tp.HCM về tiến độ di dời, nhưng không nên kéo dài tới 2030 mà chậm nhất chỉ đến năm 2025.

Về đề xuất của Bộ Xây dựng, Phó thủ tướng cho rằng nên giữ lại các trường đại học lớn có truyền thống lịch sử với kiến trúc đẹp trong nội đô của hai thành phố. Đồng thời, trước 10/7, Bộ Xây dựng phải trình Thủ tướng quy hoạch xây dựng các trường đại học, cao đẳng thuộc thành phố Hà Nội và Tp.HCM.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi