Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề xuất mô hình mới về quản lý doanh nghiệp nhà nước

Minh họa: Khều

Bản báo cáo “Đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” do Ban Cải cách và phát triển doanh nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố sáng 10/12 đã đưa ra kiến nghị mới về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước.

Với mục tiêu đổi mới mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, báo cáo cho rằng việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước có nhiều điểm khác nhau cơ bản. Do đó, việc tách bạch hai chức năng này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. 

Căn cứ vào thực trạng thực hiện chức năng chủ sở hữu hiện nay, CIEM đưa ra đề xuất về 4 mô hình quản lý.

Mô hình thứ nhấtlà thành lập Cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Cơ quan này sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ được tổ chức dưới hình thức Ủy ban Quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước. Ủy ban gồm Chủ tịch do Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng kiêm nhiệm; Phó chủ tịch Uỷ ban làm việc chuyên trách có chức danh tương đương Bộ trưởng và một số thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nhiệm.

Uỷ ban có bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ làm việc chuyên trách thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước; thực hiện nhiệm vụ trên một số lĩnh vực sau: Đầu tư theo nhóm ngành, lĩnh vực; Chiến lược - kế hoạch phát triển; Cán bộ, lao động và tiền lương; Tái cấu trúc; Tài chính - Kế toán;  Thanh tra; Tin học - Thống kê; Đào tạo; Pháp chế…. để quản lý toàn diện những nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Mô hình thứ haitương tự mô hình trên nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước thuộc Chính phủ mà chỉ ở cấp bộ.

Cụ thể là ở các bộ ngành thành lập mới một cục/vụ hoặc chuyển đổi Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thuộc bộ thành cơ quan thuộc bộ để thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với các công ty TNHH một thành viên và phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính thuộc ngành do bộ được giao quản lý.

Mô hình thứ balà Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước thông qua Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nội dung và bước đi thực hiện mô hình này tương tự như mô hình thứ nhất nhưng có điểm khác chủ yếu là ở cấp trung ương không hình thành Ủy ban Giám sát quản lý doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ mà giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Mô hình thứ tưlà Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước và phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước tại từng loại doanh nghiệp nhà nước.

Theo mô hình này, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước sẽ được cải tiến theo hướng có một số điều chỉnh về phân công, phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước so với hiện nay đối với từng loại doanh nghiệp nhà nước.

Vẫn theo mô hình này, Chính phủ tiếp tục nắm quyền ban hành một số văn bản quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; về tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ cổ đông, thành viên nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước;… trên cơ sở đề nghị của các bộ chức năng có liên quan.

Tuy nhiên, CIEM cũng nhấn mạnh rằng để thực hiện mô hình tổ chức mới về thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp như mô hình thứ nhất, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt công việc quan trọng như tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật chung làm cơ sở pháp lý cho triển khai mô hình tổ chức mới;…

(Theo vneconomy)

  • Đề nghị loại 324 dự án thủy điện nhỏ
  • Quản lý ngoại hối: Tránh gây sốc cho dân
  • Lương tăng gấp ba lần năng suất lao động
  • 2013, giá điện chắc chắn tăng cao
  • Chính thức thu phí sử dụng đường bộ từ 1-1-2013
  • Tồn kho tăng vì... smartphone mùa Tết
  • CPI tăng nhẹ: Hệ lụy của suy thoái kinh tế
  • FDI 11 tháng: Tăng tốc nhờ… Samsung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi