Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ II

Tàu vào tiếp nhận hàng hóa tại bến cảng số 1, khu kinh tế Dung Quất. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Ngày 19/3, tại thành phố Quảng Ngãi , Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ II với chủ đề: “Từ cảng nước sâu đến khu kinh tế biển”.

Diễn đàn này là sự kết nối của Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ I được tổ chức tại Quảng Ninh tháng 6/2009 với chủ đề “Thương hiệu biển Việt Nam: Kết nối địa phương và quốc tế”.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh, Diễn đàn thương hiệu biển Việt Nam lần thứ II là một sự kiện lớn, quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về biển và hải đảo của Việt Nam trong năm 2010.

Diễn đàn được tổ chức tại Quảng Ngãi - một địa phương đang có những thay đổi nhanh chóng với các dấu ấn mang đậm sắc thái của biển.

Thứ trưởng hy vọng rằng “Từ Hạ Long đến Quảng Ngãi” ý thức về thương hiệu, hành động về thương hiệu sẽ được nhân lên, được cụ thể hóa bằng những giải pháp tạo dựng hình ảnh về thương hiệu biển, góp phần nâng cao vị thế của các sản phẩm biển Việt Nam trên thị trường.

Do vậy diễn đàn lần này sẽ góp phần đặt nền móng cho một nền kinh tế biển Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, có thương hiệu, có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.

Tại diễn đàn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Xuân Huế, giới thiệu tổng quát về tình hình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất và nhấn mạnh rằng, thực tiễn phát triển Khu kinh tế ven biển Dung Quất hiện nay đã đạt được một số kết quả khả quan và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2006- 2009, riêng Khu kinh tế Dung Quất đã đóng góp gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh - trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ” vào năm 2006 và tiến lên “Câu lạc bộ 4.000 tỷ” vào năm 2009.

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 kinh tế biển, ven biển của tỉnh sẽ đóng góp trên 80% GDP và từ 85-90% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, thu nhập bình quân đầu người của các huyện ven biển, hải đảo cao gấp đôi so với thu nhập bình quân chung của tỉnh Quảng Ngãi.

Tại diễn đàn, đã có hơn 20 bài tham luận của các đại biểu, nhà nghiên cứu, học giả được trình bày và có nhiều ý kiến trao đổi trực tiếp về các giải pháp và sáng kiến khả thi nhằm xây dựng thương hiệu biển Việt Nam có tầm vóc quốc gia, quốc tế.

Diễn đàn đã ra Tuyên bố thống nhất nhận định vai trò to lớn của cảng biển nước sâu gắn với khu kinh tế biển như là yếu tố động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế biển và bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Diễn đàn cho rằng, để phát triển hệ thống cảng biển nước sâu gắn với khu kinh tế biển và các đô thị ven biển cần phải tiến hành ra soát và qui hoạch dài hạn hệ thống này, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Diễn đàn thừa nhận việc xây dựng và phát triển thương hiệu “Biển Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm phát triển bền vững các vùng biển và các lĩnh vực kinh tế biển ở Việt Nam./.

Nguyễn Đăng Lâm (Vietnam+)

  • Bồi dưỡng về Quốc phòng-An ninh cho cán bộ Công an chủ chốt
  • Gia hạn nộp thuế TNDN năm 2010 thêm 3 tháng
  • Không tăng giá xăng đến hết tháng 3
  • Bộ Tài chính yêu cầu chưa tăng giá xăng dầu
  • Mở rộng đối tượng chuyển đổi thành cty TNHH 1 thành viên
  • Mua trữ thêm nửa triệu tấn gạo
  • Sẽ thành lập Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Bộ Tài chính 'ra lệnh' chưa tăng giá xăng dầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi