Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định hướng chiến lược phát triển tiểu vùng sông Mê Kông

Vào ngày 20/8 tới đây, lãnh đạo các bộ phụ trách vấn đề phát triển của 6 quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) sẽ gặp gỡ tại Hà Nội để tham gia Hội nghị bộ trưởng GMS lần thứ 16, nhằm thảo luận về những định hướng chung trong khung chiến lược hợp tác mười năm tới (2012-2022).

Với chủ đề “GMS trong thập kỷ tới: Những lĩnh vực hợp tác mới”, Hội nghị được kỳ vọng sẽ thống nhất một kế hoạch hành động về cải thiện giao thông và thuận lợi hóa thương mại ở khu vực GMS nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tham dự Hội nghị, ngoài 6 nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng là Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam còn có các quan chức Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Định chế tài chính này trong thời gian qua đã hỗ trợ những nỗ lực của các nước GMS trong quá trình hiện đại hóa thông qua việc xây dựng đường xá, cảng, đường sắt, phương tiện sản xuất điện, các dịch vụ vệ sinh và nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, ADB cũng hỗ trợ cho việc đẩy mạnh “khu vực mềm”, trong đó bao gồm các hiệp định về thương mại và giao thông, đồng thời làm việc với các nước khu vực sông Mê Kông nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường, hỗ trợ các giải pháp năng lượng sạch và ủng hộ những nỗ lực giảm biến đổi khí hậu…

Từ năm 1992, 6 nước GMS đã tham gia vào một chương trình toàn diện về hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác, thông cáo báo chí phát đi từ ADB cho biết.

Phát biểu về sự kiện này, Tổng vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB Kunio Senga cho rằng: “Với những nền tảng đã được xây dựng cho thập kỷ tới, chúng tôi dự kiến các nước GMS sẽ đưa các hoạt động hợp tác khu vực của mình lên một mức độ cao hơn nữa, trong đó có những sáng kiến thế hệ hai về hạ tầng phần mềm liên quan đến kết nối cơ sở hạ tầng.”

Ông Kunio Senga cũng hy vọng rằng các nước GMS, thông qua các bộ trưởng của nước mình, sẽ thiết lập các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơ sở hạ tầng vật chất, tổ chức tốt những giao dịch xuyên biên giới và chi phí vận chuyển, cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo việc bảo vệ môi trường và xã hội của tiểu vùng.

(Theo Vneconomy)

  • Campuchia sẽ sớm giao đất cho dự án 100.000 ha cao su của Việt Nam
  • Ì ạch công trình giao thông trọng điểm
  • Thuần hóa rau rừng
  • Sạt lở nghiêm trọng ở tuyến đê biển Tây Cà Mau
  • Quyết nghị những vấn đề quan trọng về KT-XH
  • Triển khai hệ thống lọc nước biển ở Trường Sa
  • Thành lập Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
  • Công bố điểm sàn đại học, cao đẳng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi