Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh thu phần mềm Việt Nam tăng 40 lần trong 10 năm

Doanh thu năm 2010 của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam ước đạt 2 tỷ USD, tăng gấp 40 lần trong 10 năm qua. Nhân lực trong ngành cũng tăng tới 20 lần với hơn 100 nghìn lao động.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. - Ảnh: Chinhphu.vn

Những con số ấn tượng nói trên được đưa ra tại Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (Vinasa) lần thứ 3 nhiệm kỳ 2010-2015 vừa khai mạc sáng 13/11.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp tới dự.

Tăng trưởng 30% mỗi năm

Trong nhiệm kỳ 2005-2010, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam đã thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thị trường trong nước và thâm nhập thị trương quốc tế, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao trên 30% hàng năm của ngành công nghiệp phần mềm. Thành lập tháng 4/2002, Vinasa liên kết hơn 300 doanh nghiệp phần mềm chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói chung có bước phát triển vượt bậc với doanh số năm 2010 ước khoảng 2 tỷ USD, tăng gấp 40 lần trong 10 năm.

Trong số hơn 100 nghìn lao động của ngành, có tới 70% có trình độ cao đẳng, đại học.

Hiệp hội đánh giá, nếu như 10 năm trước đấy chúng ta chưa có tên trên bản đồ công nghệ thông tin trên thế giới, thì nay Việt Nam đã trở thành một thị trường đầy tiềm năng và được nhiều nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ quan tâm đặc biệt.

Với Đại hội lần thứ 3 này, Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm kỳ vọng sẽ mang đến sự đồng tâm, nhất trí về tầm nhìn và hướng đi của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam nhằm tạo ra động lực mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT.

Các doanh nghiệp cần tăng cường liên kết, hợp tác

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, đồng thời đánh giá cao vai trò của Hiệp hội trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế của công nghiệp phần mềm Việt Nam mà nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp còn trẻ, quy mô nhỏ, vốn liếng hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, cần tập trung liên kết các doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng gợi ý, để huy động được nguồn chất xám trong lĩnh vực phần mềm, cần tăng cường sự hợp tác trong việc phát triển doanh nghiệp để cạnh tranh với nước ngoài, trong đó các doanh nghiệp lớn phải đóng vai trò là đầu tàu.

Những giải pháp khác được Phó Thủ tướng lưu ý là chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng cao, phát triển nhóm sản phẩm phần mềm mô phỏng cho các ngành kinh tế, cơ khí, xây dựng các trung tâm mạnh về công nghệ phần mềm…

Với uy tín và kinh nghiệm của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm, Phó Thủ tướng đề nghị Vinasa có những tư vấn, đóng góp thiết thực với Chính phủ trong việc xây dựng chính sách công nghệ thông tin, với mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT và truyền thông.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam vì những đóng góp xuất sắc trong những năm qua.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Thêm nguồn điện cho mùa khô năm 2011
  • Tìm biện pháp cân đối cung cầu và bình ổn thị trường
  • Sản xuất công nghiệp: tăng liên tiếp qua khủng hoảng
  • Bộ Tài chính sẽ lập đoàn công tác kiểm tra việc quản lý giá
  • 9 lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
  • Bình ổn giá khu vực nông thôn
  • Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong quản lý vốn ODA
  • Điều chỉnh quy hoạch đất của 33 tỉnh, TP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi