Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình ổn giá khu vực nông thôn

Trong khi tình trạng "sốt giá" lan ra khắp các thành phố lớn, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân khu vực thành thị, thì ở nông thôn, giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn được đảm bảo.

Không để xảy ra “sốt giá” tại khu vực nông thôn - Ảnh: Chợ Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam/ Chinhphu.vn

Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tăng cường các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân khu vực nông thôn, huyện đảo từ nay cho đến cuối năm.

Theo ghi nhận của phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ ngày 10/11, tại chợ Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), chợ trung tâm của huyện, giá cả các mặt hàng như gạo, muối, thịt heo, rau củ quả, dầu ăn… có tăng nhẹ.  

Trưởng Ban quản lý chợ Vĩnh Điện Huỳnh Anh cho biết, hiện một số mặt hàng đã tăng khoảng 5% so với hồi cuối tháng 10/2010, tuy nhiên hàng hóa ở đây vẫn đảm bảo nhu cầu mua sắm của bà con, không có hiện tượng khan hiếm hàng.

“Ban Quản lý chợ đã và đang theo dõi sát sao tình hình giá cả, nếu mặt hàng nào thiếu hoặc tăng giá đột biến sẽ báo ngay cho huyện để có biện pháp xử lý kịp thời”, ông Anh nói.

Theo bà Lê Thị Lĩnh, Phó Phòng Công thương huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từ đầu năm, cùng với các đơn vị khác, Phòng Công Thương huyện đã tổ chức hàng chục phiên chợ hàng Việt tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phần nào đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho người dân.

Số lượng hàng bán ra tại mỗi phiên chợ hàng Việt lên đến hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các doanh nghiệp, các đại lý phân phối hàng trên địa bàn cung cấp thường xuyên các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, rau…, cùng các nhu yếu phẩm khác, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân nông thôn.

Cũng theo bà Lĩnh, nhu cầu tiêu dùng ở khu vực nông thôn ít hơn so với thành thị, hơn nữa, những mặt hàng như gạo, thịt heo, rau, người dân có thể tự cung tự cấp, do đó việc giá USD, vàng và các mặt hàng khác tăng nhưng hầu như không ảnh hưởng đến đời sống người dân ở khu vực này, trừ những mặt hàng không thể tự sản xuất, như vật liệu xây dựng, phân bón tổng hợp, sữa...

Theo kế hoạch, trong 2 tháng cuối năm, Phòng Công Thương huyện Điện Bàn sẽ tổ chức thêm 2-3 điểm bán hàng khuyến mãi ở xã Điện Hòa, Điện Tiến…

Tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai các kênh bán hàng khuyến mãi thông qua các đại lý, tổ chức các phiên chợ hàng Việt để phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cũng cho biết để đảm bảo giá cả, thị trường trong 2 tháng cuối năm, Sở đã chỉ đạo các đoàn liên ngành, tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, để đối phó với tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm thường xuyên xảy ra tại huyện đảo Lý Sơn mỗi khi có thời tiết xấu xảy ra và đảm bảo nhu cầu của thiết yếu của người dân từ nay cho đến cuối năm 2010, UBND tỉnh đã có công văn hoả tốc chỉ đạo UBND huyện Lý Sơn kiểm tra số lượng lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết hiện có tại các kho dự trữ của huyện. Tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương tổ chức thu mua bổ sung dự trữ với số lượng đủ cung cấp nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống nhân dân trên huyện đảo trong thời gian 1 tháng.

UBND tỉnh cũng yêu cầu, UBND huyện Lý Sơn thông báo cho nhân dân chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết tại từng gia đình để sử dụng ít nhất trong thời gian 5 ngày. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương chủ động phối hợp với các Sở, ngành chức năng tổ chức kiểm tra giá các mặt hàng cần thiết, đảm bảo không để xảy ra tình trạng các tư thương lợi dụng sự khan hiếm về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm trên địa bàn để nâng giá. Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá sai quy định.

Ông Nguyễn An, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay, Sở đã làm việc với các đại lý phân phối hàng hóa về các vùng nông thôn, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý,  không để xảy ra tình trạng thiếu hàng.

Đồng thời, lên kế hoạch bán gạo bình ổn giá, kêu gọi các doanh nghiệp chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết này, Siêu thị Co.opMark tại Quảng Ngãi đã đăng ký dự trữ 105 tấn gạo, hơn 90 tấn đường, 85 tấn thịt heo, 15 tấn thịt bò, 25 tấn thịt gà, 70 nghìn lít dầu ăn….

(Theo Thế Phong // Tin Chính phủ)

  • Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong quản lý vốn ODA
  • Điều chỉnh quy hoạch đất của 33 tỉnh, TP
  • Phát triển công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn: Bắt đầu từ tư duy đột phá
  • Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Thủy điện Lai Châu
  • Tập trung bình ổn giá cả, thị trường 2 tháng cuối năm
  • Tăng cường quản lý giá thuốc
  • Bộ Tài chính phân trần chuyện giảm thuế xe tải
  • Trung cấp nghề được dự thi đào tạo liên thông lên đại học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi