Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gỡ vướng cho doanh nghiệp mía đường

Thời gian qua, trong quá trình thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư, đã có công ty mía đường gặp vướng mắc. Bởi Nhà nước có quy định ưu đãi cho hoạt động chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản nhưng lại chưa có quy định nêu rõ rằng hoạt động sản xuất đường từ nguyên liệu mía cũng thuộc ngành được hưởng ưu đãi.

Công ty cổ phần Mía đường La Ngà được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ

Công ty cổ phần Mía đường La Ngà đang là doanh nghiệp (DN) gặp phải vướng mắc trên.

Sau khi xét đề nghị của Bộ Tài chính và ý kiến tham mưu của các đơn vị liên quan, ngày 13/9/2010, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã có ý kiến chỉ đạo gỡ nút vướng này cho DN.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Phạm Sỹ - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp Văn phòng Chính phủ cho biết, việc ưu đãi đầu tư cho các công ty mía đường hiện đang được áp dụng theo một số văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 và Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999. Tuy nhiên, trong văn bản quy phạm pháp luật khi đó chưa nêu rõ "hoạt động sản xuất đường từ nguyên liệu mía" có thuộc ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP hay không.

Ông Sỹ cho biết thêm, khi xem xét về trường hợp của Công ty cổ phần Mía đường La Ngà, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng ngành sản xuất mía đường cần được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Bởi sản xuất đường từ mía thuộc ngành chế biến nông sản, vùng nguyên liệu mía gắn bó với đời sống của hàng triệu nông dân. Việc xây dựng vùng nguyên liệu cũng gặp rất nhiều khó khăn do ruộng đất manh mún, hạ tầng cơ sở yếu kém.

Công ty cổ phần Mía đường La Ngà một trong những DN sản xuất, chế biến mía đường hàng đầu ở nước ta. Trụ sở Công ty ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Với 3 nông trường mía trực thuộc cung cấp trên 45% nguyên liệu, 1 nhà máy chế biến đường 2.500 tấn mía cây/ngày, công ty có công suất chế biến đường tinh luyện 180 tấn/ngày.

Hàng năm, Công ty cổ phần Mía đường La Ngà cung cấp cho thị trường 40.000-50.000 tấn đường các loại.

Tương tự, Bộ Công Thương cũng có ý kiến rằng "căn cứ quy trình sản xuất và nguyên liệu phục vụ sản xuất thì hoạt động chế biến sản xuất đường từ nguyên liệu mía được coi là "công nghiệp chế biến nông sản".

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các công ty sản xuất kinh doanh mía đường, trong đó có Công ty cổ phần Mía đường La Ngà, khi thực hiện cổ phần hóa và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời gian Nghị định 51/1999/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, có hoạt động sản xuất mía đường từ nguyên liệu mía thì hoạt động này thuộc ngành nghề chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP.

Kết luận về vấn đề này, trong văn bản số 6440/VPCP-KTTH ngày 13/9/2010, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề nghị trên của Bộ Tài chính.

Như vậy, điểm vướng mắc của DN đã được gỡ bỏ - Công ty cổ phần Mía đường La Ngà được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP của Chính phủ.

(Theo Quốc Hà // Tin Chính phủ)

  • Giảm 1/3 thời gian giải quyết thủ tục thành lập trường mầm non
  • Triển khai cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt
  • Cần thiết nâng năng lực cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em
  • 6 ngành và 7 địa phương thí điểm quy hoạch phát triển nhân lực
  • Đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước về vật liệu nổ công nghiệp
  • Dự kiến lộ trình cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh
  • Giá trị sản xuất công nghiệp miền Bắc đạt hơn 250 ngàn tỉ đồng
  • Ngành Cơ khí: Cơ hội phát triển từ chương trình chế tạo thiết bị nhà máy điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi