Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quý I sẽ khó khăn nhất

tinkinhte.comCho dù khá nhiều dấu hiệu tích cực xuất hiện, song giới phân tích kinh tế vẫn cho rằng, khó khăn trong quý 1/2010 vẫn rất lớn. Những thuận lợi của năm 2010, theo dự báo, sẽ chỉ xuất hiện vào các quý tiếp theo.

Quý I được cho là giai đoạn khó khăn nhất của năm

Ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nhìn ra thế giới và khu vực thì đây vẫn tiếp tục là thời điểm khó khăn, lưỡng nan về mặt chính sách của nhiều nước. Lưỡng nan ở việc lựa chọn cách thức rút lui khỏi sự can thiệp ồ ạt của nhà nước, khỏi gói kích thích kinh tế của chính phủ như thế nào.

Lưỡng nan chính sách

Kinh tế thế giới được nhìn nhận lạc quan hơn, tại một số nước thậm chí là rất khả quan, nhưng quá trình phục hồi vẫn được cho là còn yếu. “Những vấn đề về tài chính, hàng loạt các vấn đề khác vẫn còn. Thậm chí nguy cơ đổ vỡ, nhất là đổ vỡ về tài chính vẫn còn đó. Trong tình thế này, một mặt các chính phủ muốn tiếp tục kích thích kinh tế, nhưng mặt khác lại phải lo đối mặt với lạm phát, thâm hụt ngân sách quá cao, nợ chính phủ tăng nhanh, khó khăn là ở đấy” - ông Thành phân tích.

Cái khó ở đây là sự lựa chọn thời điểm và liều lượng của các chính sách, tránh việc tiếp tục kích thích kinh tế tăng trưởng để rồi gây ra những rủi ro vĩ mô. Nhưng nếu dừng toàn bộ gói kích thích thì kinh tế nhiều nước có thể sẽ trở lại vòng suy thoái dẫn tới áp lực chính trị rất lớn. “Sự phân vân này trong điều hành chính sách của các chính phủ có thể sẽ là xu hướng chủ đạo trong tháng 1 này, đặc biệt trong quý 1, mặc dù nếu nhìn trong cả năm thì tình hình tươi sáng hơn ít nhiều”, ông Thành nhận định thêm.

Áp lực vĩ mô

Việt Nam cũng không nằm ngoài những cân nhắc lưỡng nan nói trên. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, trong bối cảnh các nước thay đổi chính sách kinh tế, Việt Nam đương nhiên sẽ chịu những hệ lụy không nhỏ. Đã xuất hiện những dự báo của giới nghiên cứu, phân tích kinh tế về những rủi ro kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể còn cao hơn trong năm 2010. Cụ thể, lạm phát đang trên đà tăng lên. Thâm hụt thương mại tiếp tục ở mức cao. Cán cân thanh toán còn bất định...“Sự thay đổi về lãi suất cơ bản, tỷ giá vào những tuần cuối của năm 2009 cho thấy, trong những tháng trước mắt, Chính phủ sẽ tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo rằng quá trình hồi phục cho những năm sau tốt hơn” - ông Thành phân tích. Từ phân tích này, ông Thành nhìn nhận, khi các giải pháp thiên về ổn định kinh tế vĩ mô thì điều kiện về tín dụng, về chi tiêu Chính phủ, về điều kiện thương mại... sẽ theo hướng chặt chẽ hơn. “Điều này có thể sẽ gây ra những khó khăn nhất định tới sự hứng khởi và tăng trưởng kinh tế trong vài tháng trước mắt. Tôi cho rằng, ngay trong quý 1 này, tính bất định của kinh tế thế giới còn khá cao, sự phục hồi chưa rõ ràng. Và nền kinh tế Việt Nam cần phải được tiếp tục điều hành một cách cẩn trọng” - ông Thành nói.

Đồng quan điểm với ông Thành, ông Ayumi Konishi - Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam phân tích thêm: “Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố các thay đổi chính sách theo hướng thắt chặt tiền tệ vào ngày 25/11/2009, chúng tôi hoan nghênh điều này vì đã hạ nhiệt được cả thị trường ngoại tệ và nội tệ. Điều quan trọng nhất hiện nay là nắm rõ sự vận động của thị trường để có những quyết sách phù hợp. Chúng tôi tin rằng, sự thống nhất giữa các chính sách tiền tệ, tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô là điều đặc biệt quan trọng”.
 
Chính phủ quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô

Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội và phát triển bền vững. Nguyên tắc cơ bản của điều hành kinh tế vĩ mô là phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và giữa các công cụ của chính sách tiền tệ; xử lý phù hợp mối quan hệ giữa lãi suất tín dụng với tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là cán cân thương mại; quản lý tốt thị trường ngoại hối và nợ quốc gia; bảo đảm vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế...

Phải phát huy tốt hơn vai trò điều tiết của Nhà nước, nhất là một nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta, khi mà cơ chế thị trường chưa hình thành đồng bộ, các cân đối của nền kinh tế chưa thật vững chắc và môi trường cạnh tranh vẫn còn khiếm khuyết. Nhà nước can thiệp vào thị trường là để các quy luật của kinh tế thị trường được vận hành theo đúng mục tiêu mà không làm méo mó các quan hệ thị trường và để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Khi sử dụng các công cụ điều tiết phải hết sức chú ý đến mức độ và thời gian để đạt hiệu quả cao và chi phí thấp. Phải lường trước các phản ứng của thị trường, nếu các phản ứng này có nguy cơ làm sai lệch những cân bằng cơ bản và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô thì nhất thiết phải được điều chỉnh kịp thời.
 
(Nguồn: Trích Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ)

(Theo Mai Án // Báo Doanh nhân)

  • Bảy giải pháp phát triển công nghiệp thương mại năm 2010
  • Thời gian kiểm tra, thông quan hàng hóa : Sẽ giảm 1,5 lần
  • Thời gian nộp thuế tính bằng... giây
  • Cục Hải quan Hải Phòng: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2009
  • Ngành nông nghiệp năm 2009: Thành tựu lớn, quyền lợi chưa tương xứng
  • Giải chất lượng vàng thủy sản Việt Nam
  • Những công trường không nghỉ
  • Mở rộng diện thu hút vốn đầu tư cho giao thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi