Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Không để tàu Vinashin, Vinalines bị giữ thành “tàu ma”

“Không để tàu Vinashin, Vinalines bị giữ thành “tàu ma”
 Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường tin tưởng, trong một vài năm tới, việc tái cơ cấu sẽ đem lại “một Vinashin và một Vinalines mới”.

Sẽ sớm thanh lý một số tàu của Vinashin, Vinalines đang bị giữ tại nước ngoài, đảm bảo đời sống cho thuyền viên, không để các con tàu này thành “tàu ma”.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường tại cuộc họp báo của Bộ Giao thông Vận tải ngày 2/4, trước nhiều ý kiến phản ánh việc thuyền viên trên một số tàu bị bắt giữ tại nước ngoài đang rất khó khăn về lương thực, nước uống, không được trả lương trong nhiều tháng qua.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Vinashin và Vinalines đã cam kết không bỏ đói thủy thủ. Bộ cũng đã chỉ đạo Vinashin và Vinalines nhanh chóng chuyển ngay lương thực, thực phẩm, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, cũng như an toàn cho các thuyền viên.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo quyết liệt không để các thủy thủ không phải chịu khổ và không bỏ tàu. Mọi thứ thiết yếu nhất sẽ sớm được giải quyết. Về lâu dài, Bộ cũng đã giao Vinalines, Vinashin sẽ nhanh chóng xử lý, thậm chí bán tàu khi có điều kiện để thu hồi vốn.

Về vấn đề tái cơ cấu Vinashin và Vinalines, Thứ trưởng Trường khẳng định: trong tháng 4/2013, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu Vinashin.

Còn với Vinalines, trong tháng 3/2012 đã họp tái cơ cấu, tuy nhiên, còn nhiều vấn đề phải làm. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, cơ bản duy trì tồn tại nợ và phải giải quyết trong nhiều năm.

Tuy nhiên, ông Trường cũng tin tưởng, trong một vài năm tới, việc tái cơ cấu sẽ đem lại “một Vinashin và một Vinalines mới”.

(Theo Vneconomy)

  • 21.700 tỷ đồng nâng lương tối thiểu công chức?
  • Nhiều mặt hàng tăng giá theo xăng dầu
  • “Sốc” với kết quả kiểm tra mũ bảo hiểm
  • Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2013
  • Ba lý do khiến dân mâu thuẫn đất đai với lâm trường
  • Đến 2020, người Việt ra đường không cần mang giấy tờ tùy thân
  • Khuôn mặt mới của “cuộc chiến” chống chuyển giá?
  • Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Giữ nguyên 23%?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi