Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loay hoay tìm hướng đi

Dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam 2011 sẽ gặp những khó khăn gì? Cần phát triển gia cầm hay gia súc?... Những vấn đề trên đã được "mổ xẻ" tại hội nghị đánh giá kết quả chăn nuôi 2010 và định hướng phát triển những năm tiếp theo do Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa tổ chức đầu tháng 12 này.

Khó khăn chồng chất 

Năm 2011, ngành chăn nuôi sẽ đứng trước nhiều khó khăn.
Ảnh: Bá Hoạt

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, số đàn lợn và gia cầm năm 2010 đều tăng hơn so với năm 2009, nhiều công ty chăn nuôi đang đầu tư mạnh đưa khoa học công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, năm 2010 cũng là năm ngành chăn nuôi phải đối mặt với không ít khó khăn bởi dịch bệnh tai xanh ở lợn (PRRS) và cúm gia cầm (H5N1) tiếp tục bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại đáng kể. Đặc biệt, hai trận mưa lũ liên tục tại Bắc Trung bộ đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi trên 200 tỷ đồng. Mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, phân tán; giá nguyên liệu thức ăn phụ thuộc vào nhập khẩu... vẫn là những nguyên nhân khiến hiệu quả chăn nuôi thấp, giá thành chăn nuôi bị đội lên nhiều lần. Các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm chưa kiểm soát được, chứa đựng nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh cao, gây tâm lý bất ổn cho cả người chăn nuôi và người tiêu dùng. Trong khi đó, ở tầm vĩ mô, những chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành vẫn còn thiếu và bất cập. Vốn nhà nước đầu tư cho chăn nuôi hằng năm rất thấp, chưa xem là ngành chính trong phát triển nông nghiệp. Đây là những khó khăn, bất cập khiến cho ngành chăn nuôi năm tới khó đạt 30 triệu con lợn với tổng sản lượng thịt hơi hơn 3,3 triệu tấn/năm; trên 337 triệu con gia cầm với hơn 600 ngàn tấn thịt…

Là một trong những địa phương có tổng đàn chăn nuôi lớn vào bậc nhất cả nước nhưng theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố là 1,7 triệu con, đàn bò 215.000 con, đàn trâu 28.000 con, đàn gia cầm 16 triệu con. Bên cạnh số ít trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, còn hơn 80% vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ tại gia đình, trong khu dân cư. Do quy mô nhỏ, khó áp dụng khoa học kỹ thuật, khó xử lý ô nhiễm môi trường, năm qua trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra dịch bệnh ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Phát triển chăn nuôi để xóa đói nghèo

Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, mục tiêu phát triển của ngành chưa nêu ra được điều quan trọng là: Chăn nuôi phải gắn chặt với xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, trên 10 triệu hộ chăn nuôi cần có cuộc sống ngày càng cải thiện hơn. Phương thức chăn nuôi phải gồm ba dạng: công nghiệp, bán công nghiệp và truyền thống. Ở mỗi dạng, Nhà nước sẽ hỗ trợ ra sao để có động lực phát triển? Đặc biệt, quy mô và phương thức chăn nuôi phải được lồng ghép, kết hợp chặt chẽ với nhau.

Đồng quan điểm với ông Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Lê Bá Lịch kiến nghị, phải chuyển đổi lại cơ cấu trong chăn nuôi, không ưu tiên phát triển thịt lợn mà thay vào là thịt gia cầm. Có như vậy mới bớt được chi phí về nguyên liệu thức ăn. "Chúng ta cần mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu và kiện toàn lại cán bộ thú y. Thú y và chăn nuôi phải được coi là quan trọng ngang nhau". Thực tế hiện nay, thủ tục hành chính đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi quá rườm rà, chỉ tạo điều kiện cho các khâu trung gian kiếm lời. Mặc dù từ nhiều năm nay, vấn đề quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi đã được đặt ra nhưng việc triển khai chưa hiệu quả. Chính vì vậy, có rất nhiều DN chăn nuôi phá sản vì không được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí như đã "hứa".

Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, (Bộ NN&PTNT), Việt Nam cần thay đổi cơ cấu, tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm thịt, rồi mới đến chăn nuôi gia súc: lợn, bò, dê… Chăn nuôi gia cầm cần vốn đầu tư ít, vòng quay nhanh nên sẽ tiết kiệm được thức ăn (tiêu tốn thức ăn cho lợn tốn gấp 1,3-1,4 lần gia cầm). Sản xuất 500.000 tấn thịt gia cầm sẽ tiết kiệm 250.000 tấn thức ăn/năm so với chăn nuôi lợn. Người dân phải thay đổi nhận thức, quan điểm nhìn nhận về chăn nuôi với nhiều mặt tích cực. Ngoài ra phải thay đổi về cơ cấu, phương thức chăn nuôi, con giống, nguồn thức ăn và có quy hoạch ổn định.

Kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi năm 2011: Giá trị sản xuất tăng bình quân từ 7,5-8% so với năm 2010, đưa tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp lên 30-32%. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt xấp xỉ 4,3 triệu tấn (tăng 6,5%), trong đó có khoảng 30 triệu con lợn, 337 triệu con gia cầm, 155 ngàn con bò sữa; 6,5 tỷ quả trứng và 330 ngàn tấn sữa.

 

( Theo Sơn Tùng // Báo Hà nội mới Online )

  • Thị trường xăng dầu: Bù lỗ lớn vì... bình ổn
  • Sẽ thành lập thêm 2 trường Đại học
  • Nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định về đăng ký giá
  • Sẽ thí điểm thực hiện đấu giá quyền khai thác mỏ
  • Khi các tỉnh thành không chịu... nộp báo cáo
  • Mùa khô năm 2011 vẫn tiếp tục thiếu điện?
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư “trần tình” về thực trạng kinh tế
  • Nút thắt tự in hóa đơn sẽ được tháo gỡ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi