Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Môi trường đầu tư ở VN ngày càng được cải thiện

 
Quang cảnh Hội nghị "Vì một Việt Nam thân thiện và phát triển". (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Hầu hết doanh nghiệp FDI tham dự Hội nghị "Vì một Việt Nam thân thiện và phát triển" diễn ra sáng 20/9 ở Hà Nội, đều cho rằng môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng được cải thiện tích cực.

Phó Tổng giám đốc Ernst & Young Vietnam, công ty hàng đầu thế giới về cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn, ông Tom Chong cho biết, Ernst & Young Vietnam có thể phát triển quy mô hoạt động lên gấp đôi trong 3 năm qua là nhờ Chính phủ Việt Nam đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI thông qua việc thực hiện nhiều chính sách và luật có tính thực tiễn.

Không chỉ Ernst & Young Vietnam - doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng ở Việt Nam trong 3 năm qua, mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác cũng nhận thấy những tín hiệu tích cực từ môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, thể hiện qua việc “các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong 3 năm qua đều là các tập đoàn đa quốc gia lớn”, ông Tom Chong nói.

Nhấn mạnh Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, đại diện Công ty sơn xây dựng AkzoNobel Việt Nam thuộc tập đoàn toàn cầu AkzoNobel có trụ sở chính tại Hà Lan, Tổng giám đốc Manuelito Jose De Dios đồng thời đánh giá cao các gói kích cầu của Chính phủ, nhất là gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, cùng sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước vào việc giảm lãi suất cho vay và đẩy mạnh thanh toán ngân hàng.

Ông Manuelito Jose De Dios cho rằng những nỗ lực trên không chỉ tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam mà còn tạo thuận lợi nhiều cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Chung nhận định với lãnh đạo Ernst & Young Vietnam và AkzoNobel Việt Nam, Tổng giám đốc Hsu Jung Chun của Jia Non Biotech, công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp khẳng định “môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thích hợp cho các doanh nghiệp nước ngoài” với công tác quản lý và thuế ngày càng rõ ràng hơn.

Ngoài những lợi thế và cơ hội của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI cũng đã thẳng thắn nêu ra những khó khăn, trở ngại đối với hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó nổi cộm nhất là hạ tầng cơ sở hạn chế; thiếu nguồn nhân lực trình độ cao và cán bộ quản lý giỏi; thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư còn chồng chéo, phức tạp. Theo các doanh nghiệp, việc giải quyết nhanh những trở ngại này sẽ giúp Việt Nam duy trì sức cạnh tranh và nâng cao năng lực phát triển.

Dù môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam còn nhiều bất cập, song quốc gia trên 86 triệu dân này vẫn được các doanh nghiệp FDI đánh giá là “điểm đến hấp dẫn” bởi theo họ “chắc chắn môi trường hoạt động trong tương lai của Việt Nam sẽ được mở rộng và định hình bởi có sự quan tâm và các chính sách của Chính phủ”.

Lãnh đạo Ernst & Young Vietnam cho biết sẽ tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động để phục vụ tốt hơn và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Nguyễn Xuân Trung đánh giá cao đóng góp của khu vực doanh nghiệp FDI, nhất là trong 3 năm gần đây, trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế.

Để tôn vinh khối doanh nghiệp này, chiều cùng ngày, Hiệp hội doanh nghiệp FDI đã tổ chức trao giải thưởng Vietnam Gold FDI lần thứ nhất cho 100 doanh nghiệp và doanh nhân đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam./.
 
Hương Giang (Vietnam+)

 

  • Giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất đạt trên 404 nghìn tỷ đồng
  • Thuế tài nguyên: Bất công bằng đối tượng?
  • Quy hoạch 205 cảng cá, chợ cá và bến cá
  • Không bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
  • Dự thảo Luật thuế tài nguyên: Khung thuế suất quá rộng?
  • Nước ngoài "hào hứng" với thị trường viễn thông VN
  • Đẩy mạnh nền tảng dịch vụ tài chính công điện tử
  • Ba bộ bảo trợ lễ hội đồ uống Việt Nam 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi