Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành đường bộ trực chống lụt, bão từ 5/5 – 31/12 hàng năm

Đây là quy định mới của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ trong Thông tư 30/2010/TT-BGTVT và được áp dụng từ 16/11/2010.

Nhiều tuyến đường giao thông có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan chỉ huy phòng, chống lụt, bão (PCLB) đường bộ tổ chức thường trực phòng, chống lụt, bão để kịp thời đề xuất hoặc trực tiếp quyết định các giải pháp, phương án phòng, chống cũng như khắc phục hậu quả lụt, bão khi có tình huống xảy ra… Thời gian trực từ ngày 5/5 đến ngày 31/12 hàng năm.

Khi lụt, bão xảy ra, phải thường trực 24/24 giờ để theo dõi sát diễn biến tình hình lụt, bão, đảm bảo cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân; tích cực gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình xảy ra sự cố để giảm nhẹ thiệt hại lụt, bão gây ra; bảo vệ kết cấu giao thông đường bộ…

Đặc biệt, cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sụt, lở đường bộ, đất, đá.

2 bước khắc phục hậu quả lụt, bão

Bộ Giao thông vận tải cũng quy định rõ việc khắc phục hậu quả lụt, bão, bảo đảm giao thông bao gồm 2 bước.

Bước 1 là sửa chữa, khôi phục hư hỏng của kết cấu hạ tầng đường bộ ngay sau khi lụt, bão suy yếu hoặc thời tiết trở lại bình thường.

Bước 2 là giai đoạn sau khi đã hoàn tất bước 1,đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ tiến hành đánh giá lại 1 cách toàn diện các thiệt hại của khu vực kết cấu hạ tầng bị hư hỏng do lụt, bão theo quy chuẩn của công trình trước khi bị hư hỏng; trên cơ sở đó, báo cáo cơ quan có trách nhiệm xem xét, thẩm định. Trường hợp cần phải đầu tư để khôi phục lại công trình theo quy chuẩn trước khi bị hư hỏng hoặc nâng cấp thì tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải nghiêm cấm các hành vi phá hoại, cản trở việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão; không tuân thủ sự huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi lụt bão xảy ra; lợi dụng tình trạng lụt, bão để chiếm dụng kinh phí, vật tư, tiền… phục vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.

(Theo Thanh Hoài // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi