Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quý IV: Tập trung sản xuất, tiết kiệm năng lượng

Ngành Công Thương phải tiếp tục tập trung đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, thực hiện bằng được các chỉ tiêu Chính phủ, Quốc hội giao một cách hiệu quả, đặc biệt không được chủ quan với các chỉ tiêu quan trọng như CPI, nhập siêu…

Sản xuất phân đạm đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước. Ảnh: Chinhphu.vn

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh yêu cầu trên tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngành Công Thương tổ chức trong ngày 4/10.

Theo ông Vũ Huy Hoàng trong 9 tháng qua, một số chỉ tiêu của ngành đạt tăng trưởng khá nhưng nhìn chung năng suất, chất lượng và hiệu quả vẫn bấp bênh, chưa ổn định. Trong 3 tháng còn lại của năm 2010, sản xuất công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào có xu hướng tăng và bên cạnh đó là “sức ép” phải hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm.

Rút kinh nghiệm từ việc thiếu điện cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng thời gian qua, toàn ngành sẽ phải triển khai nhiều chương trình thiết thực nhằm tiết kiệm điện, tránh lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng này.

“Nếu tiết kiệm được khoảng 5% lượng điện tiêu thụ thì ngành Điện có thể đảm bảo cân đối cung ứng đủ điện trong điều kiện rất khó khăn của năm 2011”, Bộ trưởng Hoàng nói.

Theo Bộ Công Thương, quý IV/2010 là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành, đồng thời tạo tiền đề thuận lợi để bước vào năm 2011. Vì vậy, cần bảo đảm cung ứng, cân đối đủ cung cầu, giữ ổn định thị trường, nhất là đối với 3 mặt hàng sắt thép, phân bón, xăng dầu bởi các mặt hàng này đều có khả năng tăng cao vào dịp cuối năm. Các dự án điện, giấy, dự án di dời các nhà máy dệt may cần được đẩy nhanh tiến độ.

Ông Lê Văn Được, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho rằng, năm 2010 sẽ đạt được mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp 14%, tăng trưởng xuất khẩu từ 19 - 21%, tăng trưởng nhập khẩu 16 -17% và duy trì được tỷ lệ nhập siêu dưới 20%/kim ngạch xuất khẩu.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đặng Hoàng An cho biết, sẽ đảm bảo cân đối được nhu cầu điện trong 3 tháng cuối năm. Nhưng tình hình sẽ thực sự khó khăn với 6 tháng mùa khô năm 2011 trong bối cảnh thiếu nước tích trữ cho thủy điện và phải dành nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Ông Đặng Hoàng An kiến nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thương thảo với phía Malaysia điều chỉnh thời gian tạm dừng hoạt động của đường ống PM3 ngắn nhất.

Dự tính, trong quý IV, cả nước cần khoảng 25 tỷ kWh điện, bởi đây là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường sản xuất.

Đại diện của PVN cho biết, hoạt động khai thác dầu thô, sản xuất điện, phân đạm của Tập đoàn chắc chắn sẽ hoàn thành kế hoạch. Riêng sản xuất điện, trong quý IV, đối tác Malaysia sẽ cho dừng hoạt động của đường ống dẫn khí PM3 trong 10 ngày để bảo dưỡng định kỳ. Do đó, vào thời gian này, để đảm bảo nguồn cung ứng điện cho nền kinh tế, PVN sẵn sàng phương án phát điện các nguồn khác thay thế nhằm hạn chế sự thiếu hụt sản lượng điện hiện nay.

(Theo Linh Đan // Tin Chính phủ)

  • Tháng 9, lượng điện mua ngoài tăng hơn 39%
  • Chính phủ yêu cầu công khai giá thành sản xuất điện
  • Ngành Hải quan thu hơn 114 nghìn tỷ đồng trong quý III
  • Cầu chưa đủ mạnh, công nghiệp tiếp tục giảm tốc
  • Dự kiến tăng lương tối thiểu thêm 100.000 đồng/tháng
  • Giá bán điện gió có thể ở mức 8 cent/kWh
  • Tạm đình chỉ làm đường 20 qua Phong Nha - Kẻ Bàng
  • Doanh nghiệp chấm điểm các bộ: Không có điểm tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi