Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cầu chưa đủ mạnh, công nghiệp tiếp tục giảm tốc

9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước đạt 574,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ 2009.

“Giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng cao hơn kế hoạch đề ra cả năm”, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh điểm này, sau khi nhắc đến sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương để tạo nên những chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Một báo cáo khác của Tổng cục Thống kê cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 (theo giá so sánh 1994) thực hiện đạt 69,16 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 1% so với tháng trước đó, thấp hơn con số dự báo tăng 1,6% mà cơ quan này đưa ra cách đây 1 tháng, dù mức dự báo đã thấp nhất kể từ tháng 3 năm nay.

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê, NDHMoney


Cho rằng tình hình có thể khả quan hơn, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9 được dự báo có thể đạt tăng trưởng ở mức 2,3% so với tháng 8. Tuy nhiên, nhìn trong 2 quý liên tiếp vừa qua, mức tăng trưởng bình quân khoảng 2,2% của các tháng quý 3 vẫn thua mức tăng 3,1% của 3 tháng quý 2 trước đó, cho thấy tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong ngắn hạn chưa xác định được hướng đi lên.

Để loại bỏ những kết quả có thể bị tính trùng, hoặc ảnh hưởng của các nhân tố khác lên giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số phát triển sản xuất IIP có thể cho kết quả thích hợp hơn. Lấy mốc so sánh với tháng trước làm thước đo, toàn bộ các tháng quý 2 tạo thành chuỗi giảm chỉ số IIP, với tháng sau tăng thấp hơn tháng trước. Điều này hoàn toàn ngược với những gì đã diễn ra trong quý 2 năm nay.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, NDHMoney


Lấy ngành công nghiệp để phân tích cùng gốc so sánh, bộ 3 chỉ số tăng trưởng, tiêu thụ và tồn kho so với cùng kỳ của ngành nay cũng cho thấy sự dẫn dắt của lực cầu, khi tác động lên sản xuất có độ trễ là 1 tháng.

Ảnh hưởng rất nhanh đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, những điều chỉnh tăng, hay giảm ở chỉ số tiêu thụ được lập lại ngay tháng sau đó với chỉ số phát triển sản xuất. Trong khi đó, chỉ số tồn kho tạo lực hiệu chỉnh biên độ thay đổi của chỉ số phát triển sản xuất.

Trong 3 tháng quý 3, chỉ số tiêu thụ chưa cho thấy đột biến. Cố định ở mức tăng 10,7% so với cùng kỳ trong tháng 9, chỉ số tiêu thụ đã giảm mức tăng so với con số 14,4% của tháng trước đó. Trong khi chỉ số tồn kho đạt đỉnh vào tháng 6 với mức tăng 38,6% so với cùng kỳ; 2 tháng kế tiếp, chỉ số này đạt các mốc tăng lần lượt là 37,3% và 37,5%.

 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, NDHMoney

Với các kết quả này, chỉ số phát triển sản xuất phản ánh lại bằng sự thay đổi giảm tốc lớn ở tháng 7 (mất 7,2 điểm phần trăm), và tăng lại rất nhẹ, chỉ 0,9% trong tháng 8.

Ở các chỉ tiêu tác động được đo đếm bằng giá trị, lực cầu từ tiêu thụ nội địa có tháng thứ 4 liên tiếp giảm tốc độ tăng. Đường biểu diễn tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ kéo một đường cong từ mức chênh lệch 26,9% của 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 25,4% tại tháng 9.

Như vậy, những lo ngại về khả năng giảm hỗ trợ sản xuất đến từ tiêu dùng và đầu tư được hình thành trong phân tích của NDHMoney tháng trước, nay được củng cố thêm dẫn chứng. Ở mức tăng 25,4% chưa loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng khá khiêm tốn trong 9 tháng đầu năm nay.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, NDHMoney

Áp vào chỉ số lạm phát, từ tháng 5 tổng mức bán lẻ vẫn cho thấy tăng trưởng dương. Tuy nhiên, điều chỉnh cùng xu hướng với lạm phát chỉ kéo dài đến tháng 8. Sự đột biến của chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 ( tăng 1,31% so với tháng 8) tạo đường thẳng đi lên, trong khi tổng mức bán lẻ giảm tốc hơn 1 điểm phần trăm so với tháng trước, hạ xuống mức tăng 1,3% trong tháng 9.

Mặc dù có nhiều sự kiện và kỳ nghỉ lớn trong tháng 9, nhưng đó mới chỉ là cơ hội cho tăng giá. Việc tổng mức bán lẻ giảm tốc trong tháng này có thể là biểu hiện của thắt chặt tiêu dùng và đầu tư hơn giai đoạn trước.

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê, NDHMoney

Ở điểm sáng duy nhất, lực cầu ngoại vẫn tiếp tục duy trì khả quan. Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục xác lập các mốc cao trong 5 tháng gần đây, đều trên 6 tỷ USD với xuất khẩu và 7 tỷ USD với nhập khẩu. Như vậy, sản xuất công nghiệp có phần chịu áp lực từ tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, nhóm hàng công nghệ không nằm trong số các nhân tố đột biến. Chủ yếu, tăng trưởng xuất khẩu đạt được nhờ một phần tăng giá, khoảng 2,5 tỷ USD được cộng thêm vào thành tích xuất khẩu do giá tăng. Ngoài ra, nhiều loại hàng nông sản, nguyên liệu thô cũng đóng góp vào kết quả xuất khẩu kể trên.

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê, NDHMoney

 

(NDHMoney)

  • Dự kiến tăng lương tối thiểu thêm 100.000 đồng/tháng
  • Giá bán điện gió có thể ở mức 8 cent/kWh
  • Tạm đình chỉ làm đường 20 qua Phong Nha - Kẻ Bàng
  • Doanh nghiệp chấm điểm các bộ: Không có điểm tốt
  • Công nghệ - Môi trường: Mô hình thành phố xanh - lối thoát cho các đô thị
  • Sẽ có quỹ bình ổn giá điện
  • Nỗi lo thiếu điện mùa mưa
  • Kiểm soát chặt giá sữa, thuốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi