Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất công nghiệp: Áp lực nhập siêu và chi phí tăng

Ngày 4.5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chủ trì cuộc giao ban trực tuyến nhằm đánh giá tình hình hoạt động ngành công thương 4 tháng đầu năm, đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng quý II/2011 và cả năm.

Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công Thương, với tốc độ tăng trưởng 14,3% trong 4 tháng, sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ cao, cung cầu các mặt hàng thiết yếu được giữ vững. Tuy nhiên, những khó khăn trong sản xuất đã bắt đầu lộ diện với chi phí đầu vào tăng, gây áp lực lên lạm phát và nhập siêu đang có biểu hiện trỗi dậy.

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, giá cả nhiều loại chi phí đầu vào biến động tăng sẽ là nguy cơ gây khó khăn cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các tháng tới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2011 vẫn cao nhất trong những năm gần đây, tăng 3,32% so với tháng 3.2011 và tăng 9,64% so với tháng 12.2010. Ngoài ra, giá thực phẩm cũng có đà tăng rất cao (5,61%) - đưa nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,5% trong CPI.

Bộ trưởng cho biết, các tháng 5 và 6 tới đã xuất hiện những yếu tố bất lợi cho sản xuất và lưu thông. Dễ thấy nhất là giá dầu thô trên thị trường thế giới tháng 4 đã duy trì ở mức 130USD/thùng, gần chạm mốc thời kỳ đỉnh điểm năm 2008 (147USD/thùng). Điều này chắc chắn tác động không nhỏ đến thị trường trong nước. Khó khăn trực diện với các DN sản xuất vẫn là lãi vay. Nhiều DN lên tiếng vì không thể vay với mức lãi suất quy định 14%/năm, mà phổ biến đều phải chịu mức lãi suất lên đến 17-18%/năm, thậm chí có DN vay tới trên 20%/năm.

Nhập siêu trong 4 tháng cũng là chủ đề nóng bỏng khi đã ở mức 4,9 tỉ USD, chiếm 18,2% kim ngạch XK, trong khi mục tiêu mà Chính phủ đề ra là kiềm chế mức nhập siêu 16% trong năm nay. Chính vì vậy, kim ngạch XK 4 tháng dù tăng 35,7%, gấp 3 lần chỉ tiêu Quốc hội đề ra, nhưng Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, chưa nên vội mừng và càng không thể chủ quan với mức nhập siêu hiện đang có dấu hiệu trỗi dậy.

Bộ trưởng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã có các biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát 5 mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu là ôtô con, điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu ngoại... Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước, bộ yêu cầu DN cần tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong nước sản xuất được.

(Báo Lao Động)

  • Bộ Tài chính làm việc với Quốc hội về thuế thu nhập cá nhân
  • Sắp công bố Cuộc bình chọn thương vụ M&A tiêu biểu
  • Tiền điện theo giá mới: Gia tăng cao hơn dự kiến
  • Đã tìm được nguyên nhân “găm hàng” xăng dầu
  • Thuế thu nhập cá nhân: Hai Bộ “đối đầu” vì “uỷ quyền bất động sản”
  • ‘Cố gắng giữ lạm phát 2011 khoảng 11,75%’
  • Sử dụng công cụ tiền tệ để bình ổn giá
  • Việt Nam sẽ có trung tâm hòa giải và trọng tài lao động tư nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi