Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tài chính DNNN vẫn thiếu lành mạnh

TKV đăng ký giảm 15% đến 20% doanh thu và lợi nhuận năm 2013 do thị trường gặp khó Ảnh:TL

Bức tranh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước (DNNN) năm 2012 vẫn chồng chất nợ nần, gặp nhiều rủi ro,không tự chủ được về tài chính.

Nợ phải trả; 1,33 triệu tỉ đồng

Tại hội nghị Chính phủ với tập đoàn, tổng công ty nhà nước hôm 16-1, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty. Cho dù Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty giai đoạn 2011-2015 và các doanh nghiệp này đã nhận diện rõ khó khăn từ nhiều năm trước đó, nhưng xét về cơ bản, bức tranh hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty không có thay đổi đáng kể so với những năm trước, thậm chí nhiều chỉ tiêu tài chính còn xấu đi.

Theo đó, tổng doanh thu của các đơn vị này năm 2012 đạt trên 1,621 triệu tỉ đồng, chỉ bằng 92% so với kế hoạch năm, tuy có tăng thêm 2% so với thực hiện năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty giảm 5% so với thực hiện năm 2011 (đạt 127.500 tỉ đồng), dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 17,4%.
Kết quả kinh doanh trên kéo theo mức nộp ngân sách giảm 12% so với thực hiện năm 2011 (tổng nộp 294.000 tỉ đồng).

Tình hình kinh doanh khó khăn đã khiến lỗ phát sinh và lỗ lũy kế của các tập đoàn tăng nhanh. Lỗ phát sinh khoảng 2.253 tỉ đồng (theo báo cáo hợp nhất của toàn bộ các tập đoàn, tổng công ty). Nhiều tập đoàn, tổng công ty lỗ từ năm 2011 và tiếp tục lỗ trong năm 2012. Tổng lỗ lũy kế của các đơn vị là 17.730 tỉ đồng.

Do đó, các tập đoàn hầu như không gia tăng được vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.

Chính phủ cho biết, tổng nợ phải trả của các tập đoàn là 1,334 triệu tỉ đồng. Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân 1,82 lần, cao hơn mức 1,77 lần của năm 2011. Hệ số nợ này tổng thể vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng ở một số doanh nghiệp cá biệt như Vinashin, Vinalines…vẫn còn rất cao.

Tính cụ thể hơn, nợ nước ngoài của các công ty mẹ tập đoàn là 158.800 tỉ đồng, bằng 21,5% tổng nợ phải trả của cả nước và đã tăng thêm 11% so với năm 2011. Ba doanh nghiệp vay nợ nước ngoài nhiều nhất là Tập đoàn Điện lực, Vietnam Airlines, công ty mẹ của Tổng công ty phát triển đường cao tốc.

Chính phủ cho rằng, ngoại trừ các tập đoàn, tổng công ty lỗ do chính sách giá thì còn nhiều tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ. Nhất là số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng. Điều đó dẫn đến tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty thiếu lành mạnh, không bảo toàn được vốn chủ sở hữu trong khi đó hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay. Nó dẫn đến chi phí tài chính cao và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.

Mục tiêu tăng trưởng 2013: 10%

Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty 91, năm 2013 phải xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 10%.

Tuy nhiên, ngay tại hội nghị, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản (TKV) Lê Minh Chuẩn đã đề xuất năm 2013, TKV đăng ký giảm doanh thu và lợi nhuận từ 15% đến 20%. Lý giải về điều này với lãnh đạo Chính phủ, ông Chuẩn phân tích, năm 2012 TKV đã chịu nhiều tác động suy giảm kết quả sản xuất kinh doanh do giá bán than giảm, lượng than bán cho các hộ tiêu thụ lớn như điện, sản xuất thép… cũng giảm từ 15% đến 20%. Nhờ thuế xuất khẩu than giảm xuống 10% và việc tăng giá than bán cho ngành điện lên mức 70% giá thành sản xuất, TKV mới cân đối được tài chính và cạnh tranh với các nhà xuất khẩu khác.

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Phùng Đình Thực (PVN) cũng đề nghị Chính phủ xem lại quy định về tỷ lệ phân chia lợi nhuận phần lãi dầu khí để lại cho nước chủ nhà, để PVN có thêm vốn đầu tư. Hiện nay, Bộ Chính trị cho phép PVN để lại 50% phần lãi dầu khí nước chủ nhà trong liên doanh dầu khí để tái đầu tư, nhưng Quốc hội và Chính phủ đã cân đối ngân sách và mức để lại cho tập đoàn ít hơn quy định nêu trên.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các tập đoàn, tổng công ty là “anh cả đỏ” trong nền kinh tế, nên khi đăng ký chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, phải đặt mục tiêu phấn đấu năm sau cao hơn năm trước, không nên đăng ký chỉ tiêu giảm đi.

Báo cáo của Chính phủ cho rằng, nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả kinh doanh giảm sút của các tập đoàn, tổng công ty là do quản trị doanh nghiệp ít đổi mới, cơ cấu quản lý, điều hành tại một số doanh nghiệp và các đơn vị thành viên cồng kềnh, chi phí quản lý cao.

Năm 2012, tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp rất chậm, đặc biệt là cổ phần hóa. Cả năm sắp xếp được 21 doanh nghiệp, 14 doanh nghiệp cổ phần hóa. Bên cạnh đó việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành rất chậm.

(Theo Thesaigontimes)

  • Bộ Tài chính không cho tăng giá xăng dầu
  • Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
  • Đã có dự thảo khung pháp lý mới cho tập đoàn nhà nước
  • Bức tranh doanh nghiệp dưới góc độ thống kê
  • Đơn vị hành chính, sự nghiệp tiếp tục phình to
  • Năm nhiệm vụ chính của Ban Kinh tế trung ương
  • Chính thức triển khai hải quan điện tử trên toàn quốc
  • 11 tháng, huy động 130.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi