Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

Công ty TNHH Keangnam Vina vừa bị bại lộ chiêu thức vi phạm đạo đức kinh doanh đầy tinh vi

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với 12,72 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong năm 2012, mục tiêu thu hút ít nhất 15 tỷ USD từ nguồn này đã không đạt. 

Tuy thế, số vốn giải ngân trong năm 2012 đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95% so với năm 2011 và nếu so với vốn đăng ký thì đây là năm có tỷ lệ giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, trong khi khối FDI đóng góp tới 17,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung của kim ngạch xuất khẩu thì khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,6 điểm phần trăm. Cơ cấu đầu tư của khối FDI cũng được coi là đúng hướng và khá lành mạnh với đại đa số nguồn lực tiếp tục chảy vào khối công nghiệp chế biến, chế tạo.

Thế nhưng năm 2012 cũng là một năm mà khối FDI phải chịu nhiều điều tiếng. Hàng loạt doanh nghiệp, ngay cả những tên tuổi lớn đến từ các đất nước nổi tiếng về tinh thần thượng tôn pháp luật như CocaCola hay Metro Cash&Carry... cũng đang là tâm điểm kiểm tra của ngành thuế. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cũng đã nhiều lần giãi bày với báo giới rằng, "bắt tận tay, day tận trán" hành vi vi phạm pháp luật tinh vi này rất khó khăn, nhất là khi nguyên vật liệu phải nhập khẩu còn chiếm một tỷ trọng quá lớn. Trường hợp của Công ty TNHH Keangnam Vina vừa được cơ quan thuế "giải mã" cho thấy một chiêu thức khác nữa, hẳn là vi phạm đạo đức kinh doanh, nhưng chưa thể kết tội là vi phạm pháp luật, vì... chưa có pháp luật nào quy định rõ!

Tổng số lãi vay và chi phí tài chính của Keangnam Vina vay ngân hàng Kookmin Bank đã lên tới trên 2.000 tỷ đồng.

Cụ thể, để chuẩn bị tài chính cho dự án tổ hợp đa năng Keangnam tại Hà Nội, công ty nêu trên đã ký hợp đồng vay vốn từ ngân hàng Kookmin Bank tổng cộng tới 400 triệu USD. Tổng số lãi vay và chi phí tài chính cho khoản vay đã lên tới trên 2.000 tỷ đồng. Tính ra, Keangnam Vina đã trả lãi suất trung bình khoảng 12%/năm cho khoản vay từ Kookmin Bank! Trong khi đó, lãi suất vay vốn bằng USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ dao động trong khoảng từ 5-7% mỗi năm. Không thể không đặt câu hỏi về một cú bắt tay ngầm giữa hai doanh nghiệp đồng hương.

Khổ nỗi, theo Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý chính sách tiền tệ quốc gia, hiện chưa có quy định nào khống chế mức trần lãi suất tiền vay bằng ngoại tệ. Quy định hiện hành cho phép các ngân hàng tự định ra lãi suất đối với khách hàng theo hình thức thỏa thuận. Các chuyên gia ngành thuế còn đặc biệt lưu ý đến khoản tiền 30 triệu USD, tương đương hơn 485 tỷ đồng (tỷ giá năm 2008) đã được Keangnam Vina hạch toán vào mục "phí cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, thu xếp vốn vay". Dĩ nhiên, khoản tiền này đã góp phần làm tăng "chi phí hợp lý" của Keangnam Vina tại Việt Nam.

Thêm vào đó, Keangnam Vina đã ký hợp đồng xây dựng theo hình thức chìa khóa trao tay với Công ty Keangnam Enterprises - một thành viên khác trong tập đoàn mẹ Keangnam Investment tại Hàn Quốc. Hợp đồng này đưa lại cho Keangnam Enterprises một khoản lợi nhuận lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Keangnam Enterprises có hai lựa chọn: hoặc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm trên lợi nhuận hoặc đóng thuế nhà thầu theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu sau khi đã trừ đi doanh thu của các nhà thầu phụ. Keangnam Enterprises chọn cách thứ hai. Bóc tách các chứng từ và tính toán chi tiết, mức thuế phải nộp theo cách thứ hai chỉ bằng khoảng 10% cách thứ nhất. Vấn đề là họ hoàn toàn làm đúng luật pháp hiện hành của Việt Nam!

Trách ai đây khi chiếc túi ngân sách quốc gia đã không mấy nặng lại còn bị "thủng"?

(Theo Cẩm Hà // Doanh nhân)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi