Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường đào tạo nhân lực cho ngành Tài nguyên và Môi trường

Xây dựng đề án tổng thể về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với ngành Tài nguyên và Môi trường trước thực trạng thiếu hụt cả về chất và lượng.  

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Ngành TNMT cần quan tâm tới việc đào tạo theo hợp đồng, đào tạo theo nhu cầu cụ thể - Ảnh: Chinhphu.vn

Đây là nội dung chính tại buổi làm việc chiều 26/2 giữa Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành trong giai đoạn 2010-2020. 

Nhu cầu nhân lực  cấp bách

Báo cáo của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho thấy thực trạng về trình độ đội ngũ cán bộ, công chức của ngành ở địa phương không đồng đều, cán bộ chuyên môn cấp huyện và cấp xã còn yếu kém, phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.

Tỷ lệ cán bộ quản lý trên các lĩnh vực đang mất cân đối, ví dụ trong lĩnh vực rất rộng là quản lý đất đai, lực lượng  cán bộ về môi trường, địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn lại rất mỏng. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia, cán bộ giỏi được đào tạo cơ bản hầu hết đều đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu, trong khi đó, đội ngũ cán bộ kế cận và thay thể chưa được chuẩn bị.

Trong tổng số trên 1.000 công chức đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước và khoảng 12.000 viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có 11% đạt trình độ tiến sĩ, 21% thạc sĩ, 59% đại học. Bên cạnh đó còn khoảng 6.000 cán bộ làm công tác chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Sẽ có trường đại học Tài nguyên - Môi trường

Trước nhu cầu rất lớn về nhân lực của ngành trên nhiều lĩnh vực, từ nay đến năm 2020, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho thành lập 2 trường đại học chuyên ngành Tài nguyên – Môi trường trên cơ sở nâng cấp các trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh. Kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Đề án “ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Đánh giá cao sự chủ động về công tác đào tạo nguồn nhân lực và công tác dự báo nhu cầu của ngành Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra nhiều nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực của ngành.

Theo Phó Thủ tướng, ngành cần quan tâm tới việc đào tạo theo hợp đồng, đào tạo theo nhu cầu cụ thể và lồng ghép vào những chương trình đào tạo mới, kiến thức mới sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phó Thủ tướng đề nghị, trong tháng 8/2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị toàn quốc về cung ứng nguồn nhân lực cho toàn ngành.

Về việc thành lập 2 trường đại học chuyên ngành Tài nguyên-Môi trường, Phó Thủ tướng cho biết, giữa tháng 3/2010, Chính phủ sẽ ban hành quyết định đồng ý về nguyên tắc cho phép thành lập trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp theo, tháng 9/2010, sẽ có quyết định chính thức thành lập trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Ngành công thương TPHCM đầu tư chiều sâu
  • Bảng giá điện năm 2010
  • Doanh nghiệp giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội
  • Song Hành
  • Ngành Xây dựng cần phải nâng cao chất lượng quy hoạch, công trình xây dựng
  • Việt Nam đứng đầu về đầu tư năng lượng và mỏ tại Lào
  • Bảo hiểm Xã hội -một trong những thành tựu của công cuộc Đổi Mới
  • Ngành nông nghiệp: ứng dụng CNTT còn yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi