Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Từ ngày 6/11/2010, ngoài các hình thức khác về giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) được lựa chọn việc sử dụng đất theo một trong hai hình thức: cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất.

Thêm nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Đây là một trong những nội dung của Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KHCN. 

Theo Nghị định mới ban hành, doanh nghiệp KHCN được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ kể từ khi có thu nhập chịu thuế với điều kiện: doanh thu của các sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả KHCN trong năm thứ 1 từ 30% tổng doanh thu trở lên, năm thứ 2 từ 50% tổng doanh thu trở lên và năm thứ 3 trở đi từ 70% tổng doanh thu trở lên của doanh nghiệp KHCN.

Ngoài ra, cán bộ, viên chức thuộc tổ chức KHCN công lập đã được ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ được bảo lưu hệ số lương trong thời gian tối đa 18 tháng kể từ ngày chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp KHCN nếu có mức lương tại doanh nghiệp KHCN thấp hơn mức lương tại tổ chức KHCN trước khi chuyển đổi, sau đó được sắp xếp lại theo thang, bảng lương áp dụng đối với doanh nghiệp.

Gia hạn thời gian chuyển đổi hình thức hoạt động

Nghị định mới yêu cầu tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KHCN chưa tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, chậm nhất đến hết ngày 31/12/2013 phải tổ chức và hoạt động theo một trong hai hình thức: 1- Tổ chức tự trang trải kinh phí và 2- Doanh nghiệp KHCN, hoặc được sáp nhập, giải thể. Quy định cũ thời hạn chuyển đổi cuối cùng là chỉ đến tháng 12/2009.

Đồng thời, Chính phủ bổ sung quy định mới rằng kinh phí hoạt động thường xuyên (bao gồm tiền lương, tiền công và tiền chi hoạt động bộ máy) của các tổ chức KHCN trên sẽ do ngân sách nhà nước cấp theo phương thức khoán đến hết ngày 31/12/2013.

Ngoài ra, tổ chức KHCN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước phải kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động trước ngày 31/12/2011 để được ngân sách nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao.

Theo Nghị định 80/2007/NĐ-CP, hiện các doanh nghiệp KHCN được hưởng một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi như: Được xem xét, giao quyền sử dụng hoặc sở hữu các kết quả KHCN thuộc sở hữu nhà nước; Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển KHCN và các quỹ khác để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh; Được ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu KHCN của Nhà nước...

(Theo Thu Nga // Tin Chính phủ)

  • Quý IV, khánh thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất
  • Sáng - tối ngành viễn thông
  • Phân loại, phân cấp công trình giáo dục
  • Tháng 10 sẽ có báo cáo chính thức về tài sản nhà nước
  • Bộ Tài chính đề xuất miễn phí xây dựng từ 1/1/2011
  • Triển vọng ngành những tháng cuối năm 2010
  • Dùng xăng máy bay thương hiệu Việt - Jet A1 để hạn chế nhập siêu
  • Nặng gánh nỗi lo thiếu điện mùa khô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi