Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dùng xăng máy bay thương hiệu Việt - Jet A1 để hạn chế nhập siêu

Những vướng mắc trong thủ tục đang được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) và Vietnam Airlines nỗ lực giải quyết trong thời gian sớm nhất để xăng máy bay thương hiệu Việt không chỉ bay cao, bay xa phục vụ thị trường thế giới mà còn phục vụ người Việt Nam trên những chuyến bay nội địa…

Đẳng cấp xăng Việt

Trung tuần tháng 8-2010, sự kiện 2 thành viên của Petro Vietnam là Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) xuất bán 4.500 tấn xăng Jet A1 (tương đương 5.800 m3) - sản phẩm xăng máy bay đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho Công ty BP Singapore (thuộc Tập đoàn BP) được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Đây là lần đầu tiên, xăng máy bay “made in Vietnam” xuất hiện và khẳng định đẳng cấp quốc tế của hàng Việt. Shell - một tập đoàn xăng dầu hàng đầu thế giới, cũng được PV Oil và BSR lựa chọn để bán sản phẩm này trong thời gian tới.

Tàu chở lô hàng xuất khẩu xăng máy bay đầu tiên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: T.L.

Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Hoài Giang cho biết: “Lô sản phẩm đầu tiên được đối tác nước ngoài sử dụng chính là sự khẳng định tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế của xăng máy bay do Việt Nam sản xuất. Qua đó, giúp các đối tác trong nước tự tin hơn khi tiêu thụ xăng máy bay Việt, hạn chế nhập xăng ngoại như trước”.

Được biết, trước khi nhà máy đưa xăng Jet A1 ra thị trường, vào tháng 5-2010, tổ chức các nhà cung cấp nhiên liệu bay quốc tế gồm: Shell, BP, Chevron, ENI, ExonMobil, Kwait Petroleum, Statoil, Total... đã kiểm định tiêu chuẩn chất lượng xăng này rất nghiêm ngặt. Qua kiểm định, ngoài việc đạt tiêu chuẩn chất lượng chung của thế giới, xăng Jet A1 còn được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ASTM của Mỹ và DEFSTAN của Anh. Với kết quả đáng phấn khởi này, dự kiến từ nay đến cuối năm 2010, BSR sẽ sản xuất trên 120.000 tấn và 200.000 - 300.000 tấn Jet A1 vào năm 2011, góp phần ổn định dần nguồn nhiên liệu phục vụ ngành hàng không Việt Nam.

Tiết kiệm ngoại tệ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam khoảng 38,8 tỷ USD và xuất khẩu khoảng 32,1 tỷ USD, nên giá trị nhập siêu khoảng 6,7 tỷ USD - riêng tháng 6, Việt Nam nhập siêu trên 1 tỷ USD. Do vậy, Chính phủ đã và đang có nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất trong nước, nhất là những mặt hàng trong nước còn thiếu, đồng thời khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước để góp phần hạn chế nhập siêu, tiết kiệm ngoại tệ. Thực hiện chủ trương trên của Chính phủ, ngành dầu khí đã nỗ lực hết mình để góp phần hạn chế nhập siêu, mà sự kiện sản xuất và xuất khẩu xăng Jet A1 là một minh chứng rõ nhất.

Trao đổi với Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh, chúng tôi được biết, trung bình mỗi năm, thị trường vận tải hàng không trong nước tiêu thụ trên 700.000 tấn xăng máy bay, trị giá khoảng 45 - 46 triệu USD. Vì vậy, nếu chạy hết công suất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đáp ứng gần 50% nhu cầu thị trường xăng máy bay (trên 300.000 tấn).

Khi đó chúng ta tiết kiệm lượng ngoại tệ không nhỏ. Theo hợp đồng nguyên tắc đã ký với Petro Vietnam, thời gian tới Vietnam Airlines có thể bao tiêu toàn bộ sản lượng xăng máy bay do Nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất khi nhà máy này chính thức nhận chứng chỉ quốc tế cho các hệ thống kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và OHSAS 18001:2007, dự kiến vào cuối năm 2010. Trước mắt, hai bên đang nỗ lực hoàn tất các thủ tục cần thiết để giao nhận lô xăng máy bay tiếp theo của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Phó Tổng Giám đốc PV Oil Lê Xuân Trình cũng cho biết, cách đây 2 năm, hợp đồng nguyên tắc về mua bán xăng Jet A1 của Dung Quất đã được ký với Công ty CP Cung ứng xăng dầu hàng không (Vinapco - thành viên của Vietnam Airlines). Đến tháng 6 vừa qua, hợp đồng chi tiết đã được hai bên hoàn tất và Vinapco hiện đã sẵn sàng nhận xăng Jet A1 từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất với khoảng 15.000 tấn/tháng.

(Theo NGUYỄN THU TUYẾT // SGGP Online)

  • Nặng gánh nỗi lo thiếu điện mùa khô
  • Vé máy bay Hà Nội - Phú Quốc chưa thể cao hơn Hà Nội - Tp.HCM
  • “Mạng nhện” bủa vây
  • Diễn đàn Tăng trưởng Viễn thông Việt Nam 2010
  • Hiệp định Sửa đổi Hiệp định Vận tải hàng không Việt Nam - Hoa Kỳ
  • Xây Trung tâm thể dục thể thao vùng Nam đồng bằng sông Hồng
  • Gỡ vướng cho doanh nghiệp mía đường
  • Giảm 1/3 thời gian giải quyết thủ tục thành lập trường mầm non
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi