Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Lai Châu

Phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Lai Châu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bên liên quan thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký, hoàn thành toàn bộ công trình vào đầu năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công xây dựng Nhà
máy Thủy điện Lai Châu. - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 5/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, địa phương đã dự Lễ khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Lai Châu – Dự án quy mô lớn trên cùng của hệ thống thủy điện bậc thang dòng chính sông Đà.

Phát lệnh khởi công công trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đây là dự án thuỷ điện có ý nghĩa lớn về KT-XH cũng như an ninh quốc phòng của khu vực Tây Bắc.

Nêu rõ sự kiện khởi công mới chỉ là bước khởi đầu tốt đẹp của Dự án, để Dự án triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, Thủ tướng chỉ đạo các bên liên quan phối hợp chặt chẽ thực hiện công tác xây dựng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng, bảo đảm chất lượng công trình, an toàn lao động và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký, đặc biệt là các hạng mục dẫn dòng thi công giai đoạn 1 đảm bảo chống lũ năm 2011 an toàn, thực hiện lấp sông tháng 3/2012 cũng như phát điện tổ máy số 1 quý I năm 2016, hoàn thành toàn bộ công trình đầu năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát mặt bằng công trường dự án
Thủy điện Lai Châu - Ảnh: Chinhphu.vn

“Chính phủ sẽ tạo điều kiện để công trình trọng điểm quốc gia này được triển khai thuận lợi, chỉ đạo sát sao để các bên thực hiện đúng cam kết về việc cấp và giải ngân vốn xây dựng, đền bù tái định cư”, Thủ tướng khẳng định.

Là Dự án có gần 2.000 hộ với khoảng 1 vạn dân chịu ảnh hưởng, tỉnh Lai Châu, chính quyền và nhân dân vùng Dự án cần làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân tái định cư, bảo đảm tốt hơn nữa chủ trương người dân tái định cư có cuộc sống thực sự tốt hơn nơi ở cũ, cả về sản xuất, sinh hoạt như đi lại, học hành của con em, khám chữa bệnh của đồng bào...

Thủ tướng cũng lưu ý việc bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công cũng như khi đưa công trình vào vận hành, xây dựng Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Lai Châu và điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa hệ thống sông Đà – sông Lô, Gâm khi có thủy điện Lai Châu vào vận hành theo quy định.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí lãnh đạo nghebáo cáo về
sơ đồ thi công nhà máy - Ảnh Chinhphu.vn

Sông Đà là dòng sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất của Việt Nam. Dự án Thủy điện Lai Châu đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tháng 12/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư có công suất 1.200 MW, sẽ xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Khi xây dựng xong nhà máy thủy điện này, tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà sẽ đạt 6.500 MW, cung cấp tổng sản lượng điện khoảng 25 tỷ kWh mỗi năm, bằng 1/3 sản lượng thủy điện toàn quốc. Riêng Thủy điện Lai Châu có tổng mức đầu tư khoảng 35.700 tỷ đồng, sản lượng điện bình quân hàng năm đạt khoảng 4,7 tỷ kWh.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đây là dự án thứ 36 trong tổng số 37 dự án do EVN làm chủ đầu tư trong Quy hoạch điện VI. Thủy điện Lai Châu sẽ có dung tích hồ chứa 1,2 tỷ m3, diện tích lưu vực 26.000 km2, mức nước dâng bình thường 295m.

Tổng khối lượng đất đá được đào là 14,8 triệu m3, lớn hơn cả Thủy điện Sơn La. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng khoảng 85km đường giao thông tránh ngập và giao thông liên vùng, đầu tư, bồi thường di dân, tái định cư cho khoảng 1.760 hộ.

Dự kiến Thủy điện Lai Châu sẽ phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016, hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2017.

(Theo Nguyên Linh/chinhphu.vn)

  • Khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 tại Sóc Trăng
  • Khánh thành nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam
  • Nỗ lực hoàn thành điện khí hóa nông thôn vào 2020
  • Xây dựng học liệu phát triển tư duy của trẻ
  • Sản xuất công nghiệp vượt qua khó khăn, khởi sắc trở lại
  • Tháng 1/2011 sẽ công bố mặt bằng tiền lương
  • Năm 2011 thí điểm nộp thuế điện tử tại Hà Nội, TP.HCM
  • Sẽ tiếp tục loại bỏ dự án thủy điện gây ngập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi