Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế

Hệ thống y tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn với chính sách tài chính y tế công bằng, song vẫn còn những khó khăn trong việc thu hút các nguồn lực. Do đó, cần tìm tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính  y tế khoa học, hiệu quả hơn.

Cần một cơ chế tài chính hiệu quả hơn để phát triển ngành y tế - Ảnh: Chinhphu.vn

Hội nghị Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “ Đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực trạng và giải pháp” vừa khai mạc sáng 7/12 tại Hà Nội.

Hội nghị do Hội Khoa học Kinh tế  Y tế phối hợp với Bộ Y tế tổ chức, với 3 nội dung trọng tâm, bao gồm Tài chính Bệnh viện, Bảo hiểm y tế và Khám chữa bệnh cho người nghèo và Tài chính y tế dự phòng và nâng cao sức khoẻ.

Y tế đạt được nhiều thành tựu lớn

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh, chúng ta cần phải thay đổi xu hướng tư duy trước đây là chỉ nhìn đầu tư cho y tế ở khía cạnh nhân đạo, bởi đầu tư cho y tế chính là đầu tư cho phát triển.

Tuy vậy, Bộ trưởng cũng cho rằng, cần tiếp tục tăng tỷ trọng chi tiêu công trong tổng chi y tế để đảm bảo tốt hơn, công bằng hơn trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và để có thể đạt mục tiêu 23 giường bệnh/1 vạn dân, trên 80% dân số có BHYT vào năm 2015.

Bộ trưởng mong muốn, thông qua các thảo luận sẽ có nhiều ý kiến đóng góp bổ ích để tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế ngày càng khoa học, hiệu quả hơn.

Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục đạt những thành tựu lớn. Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các nước có cùng mức thu nhập. Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chính sách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số... Theo Niên giám thống kê y tế 2008, Việt Nam có gần 13.500 cơ sở khám chữa bệnh công lập ở 4 cấp, đạt 20,4 giường bệnh viện/1 vạn dân.

Các đại biểu tham dự Hội nghị nhận định, hiện nguồn tài chính dành cho đầu tư y tế chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, nguồn đóng bảo hiểm y tế (BHYT) và nguồn thu từ chi trả trực tiếp của người dân.

Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể về vốn, trang thiết bị và đào tạo chuyển giao kỹ thuật của các tổ chức quốc tế song trong thời gian tới, nguồn hỗ trợ này sẽ suy giảm đáng kể khi Việt Nam không còn nằm trong danh sách nước kém phát triển.

Trong thời gian qua, nhờ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đã có 645 bệnh viện huyện, 225 bệnh viện đa khoa, ung bướu, lao phổi, nhi tuyến tỉnh được xây dựng.

Nghị quyết 18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội đã nêu chỉ tiêu dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho khâu dự phòng. Đến nay, nhiều địa phương đã hoàn thành chỉ tiêu trên và Việt Nam phấn đấu tăng cao hơn nữa ngân sách cho công tác y tế dự phòng với phương châm “phòng bệnh là chính”.

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho y tế

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, tình hình kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, do vậy nguồn lực dành để đầu tư cho ngành y tế vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra.

Giáo dục và y tế là hai ngành đầu tư cho tương lai song các lĩnh vực này lại không có nhiều sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Ngoài ra, giá thành điều trị ngày một cao. Nếu trước đây chúng ta bó tay trước hầu hết các ca bệnh hiểm nghèo thì đến nay đã có 8/10 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tại Việt Nam được cứu sống. Tuy nhiên, nếu đổ hết gánh nặng nguồn thu đầu tư cho người bệnh thì sẽ gây ra tình trạng mất công bằng xã hội nghiêm trọng và một số những người nghèo có bệnh tật sẽ càng nghèo hơn nữa.

Ở một khía cạnh khác, BHYT đã trở thành một trong những phương thức thanh toán chính góp phần giảm bớt gánh nặng cho người bệnh và nhà nước. Tỷ lệ đóng góp từ quỹ BHYT trong tổng chi y tế đã tăng từ 7,9% năm 2005 lên 17,6% năm 2008.

Các đại biểu cho rằng, xây dựng một cơ chế tài chính bao gồm huy động, tìm nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành y tế cùng với một cơ chế quản lý khoa học hiệu quả để tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập hoạt động phù hợp với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết.

Những yêu cầu khác đối với cơ chế tài chính này là phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho y tế, lấy người dân, bệnh nhân làm trung tâm, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng của người dân.

(Theo Nguyệt Hà // Tin Chính phủ)

  • Chỉ hưởng ưu đãi miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất
  • Xăng dầu lại than khổ
  • Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chưa lấp đầy trên 60% KCN, sẽ không bố trí khu công nghiệp mới
  • Tháng 3-2011, Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 hòa lưới quốc gia
  • Công nghệ thông tin và Truyền thông thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • 8 tỉnh được tiếp tục cấp biển xe máy 4 số đến hết quý I/2011
  • Bộ Công Thương: Cung hàng hóa thiết yếu đủ bình ổn thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi