Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm giải pháp cho giai đoạn hậu khủng hoảng

Chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới cơ cấu, đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội… là những vấn đề mà các quốc gia châu Á cần chú trọng để hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu phát biểu khai mạc Hội thảo “Tăng trưởng và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước đang phát triển Châu Á” - Ảnh Chinhphu.vn

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Tăng trưởng và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước đang phát triển Châu Á” đã diễn ra hôm nay (22/3), do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức.

Hội thảo có sự tham gia của các quan chức cao cấp đến từ IMF, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho rằng,  khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vừa qua đã để lại nhiều hậu quả cho hầu hết các nền kinh tế, trong đó ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, sự lưu chuyển dòng vốn cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, đã nhanh chóng phục hồi, mặc dù còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngắn hạn.

Vì thế, để giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như giúp các quốc gia châu Á đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn, các nhà hoạch định chính sách châu Á cần nhanh chóng xác định mô hình và giải pháp phát triển kinh tế- xã hội sao cho phù hợp với tình hình mới, trong đó cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới cơ cấu, đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định,  sự hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa các nước đang phát triển châu Á cũng như sự phối hợp, hỗ trợ của các đối tác phát triển toàn cầu sẽ giúp các nền kinh tế châu Á đạt được mục tiêu tăng trưởng và thành công trong công tác giảm nghèo.

Đại diện cho một trong những đối tác lớn với các quốc gia châu Á, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất IMF, ông John Lipsky cho rằng Châu Á đang đóng vai trò trung tâm trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo trong khu vực vẫn còn cao và chính phủ các nước cần tập trung chính sách nhằm giúp giảm nghèo hơn nữa trong giai đoạn tới.

Đồng thời, để vươn tới vị thế thị trường mới nổi, theo ông John Lipsky, các nước đang phát triển trong khu vực châu Á cũng cần đảm bảo tăng trưởng lành mạnh trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp với tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đảm bảo mạng lưới an sinh xã hội. Bên cạnh đó cũng phải coi cải cách cơ cấu là ưu tiên trong việc cải thiện sức cạnh tranh và hội nhập sâu hơn nữa vào mạng lưới thương mại toàn cầu.

“Việc tăng cường khả năng tiếp cận luồng tài trợ quốc tế đối với các nước đang phát triển Châu Á sẽ giúp cho các nước này đảm bảo tăng trưởng bền vững và giảm nghèo; đồng thời cũng đối phó được những nguy cơ trong dài hạn, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu”, ông John Lipsky nhấn mạnh.

Với Việt Nam, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam, ông Vũ Thành Tự Anh cho rằng, Chính phủ đã thực hiện cải cách cơ cấu và có các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô, trong đó xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng cao và ổn định vĩ mô, tự do hóa và các nguyên tắc an toàn.

 Chính phủ cần tăng cường thêm các chính sách hỗ trợ phát triển trong nước, ông này khuyến cáo.

(Theo Giang Oanh // Tin Chính phủ)

  • Dùng khí tự nhiên tiết kiệm 50% phí nhiên liệu
  • SCIC được thoái vốn theo nhiều cách
  • Bộ Công an được chuyển nhượng đất tại 40 Hàng Bài và 54 Trần Hưng Đạo
  • Công bố nội dung thảo luận của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14
  • Gấp rút chặn đà gia tăng tai nạn giao thông
  • Xác định thu nhập chịu thuế khi đánh giá lại tài sản DN
  • Bộ Giao thông ủng hộ lập liên doanh hàng không giá rẻ
  • Năm nay, Giỗ tổ Hùng Vương trong 10 ngày
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi