Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tính thuế thu nhập cá nhân bắt đầu từ 5 triệu đồng: Vẫn là gánh nặng cho người đi làm?

Bộ Tài chính mới đây đã đưa ra đề xuất: thu nhập 5 triệu đồng/tháng được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đây là mức cao hơn mức cũ 1 triệu đồng, song, nhiều ý kiến cho rằng, mức này nếu được Quốc hội thông qua thì đối tượng thiệt nhất vẫn là người lao động.

Khung thuế mới

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, những người phải nộp thuế TNCN là người độc thân có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng; trên 5,6 triệu đồng/tháng nếu có một người phụ thuộc và trên 7,2 triệu đồng/tháng nếu có hai người phụ thuộc. Nếu Quốc hội chấp thuận sẽ áp dụng ngay từ tháng 7 này. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với phương án nêu trên sẽ có khoảng 200.000-250.000 người được miễn thuế. Trong đó, có khoảng 100.000 tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ lẻ được miễn, giảm thuế. Tuy nhiên, với mức đề xuất này của Bộ Tài chính, dư luận cho rằng, vẫn còn quá nhiều bất hợp lý. Anh Xuân Nghiên, ở phố Hồng Mai (Bạch Mai, Hà Nội) nói, với tình hình giá cả ngày một leo thang, trượt giá, lạm phát... như hiện nay, lương chỉ ngót nghét 4 - 5 triệu đồng/tháng mà cũng phải nộp thuế thì chẳng còn lấy gì mà chi tiêu cho cuộc sống. “Đánh thuế kiểu này thì đúng là khổ người làm công ăn lương” – anh Nghiên than thở.

Chưa hợp lòng dân

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, việc thay đổi như đề xuất của Bộ Tài chính là chưa hợp lòng dân. Đã có rất nhiều kiến nghị xung quanh việc thu thuế TNCN theo mức lương tối thiểu, vậy tại sao Bộ Tài chính không cân nhắc? Chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu, thì cứ theo mức lương đó mà điều chỉnh thuế TNCN (nâng mức khởi điểm tính thuế lên bằng 8 lần lương tối thiểu – PV) chứ không nên đặt ra một mức 5 triệu đồng như hiện nay. “Chính phủ quyết một đằng, nhưng rồi lại kiến nghị thu thuế một nẻo. Rõ ràng là điều bất hợp lý”.

Ông Doanh phân tích: Nếu như Bộ Tài chính cào bằng tất cả người độc thân có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng; trên 5,6 triệu đồng/tháng nếu có một người phụ thuộc và trên 7,2 triệu đồng/tháng nếu có hai người phụ thuộc cho tất cả các vùng, miền, tỉnh, thành phải đóng thuế TNCN thì chưa hợp lý. Lý do là bởi, mỗi vùng, miền, tỉnh, thành phố có mức sinh hoạt và giá cả khác nhau. Người dân sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ phải chịu giá cả rất đắt đỏ, khác xa với mức sống ở Thanh Hóa, Ninh Bình...  “Một người bạn của tôi ở TP. Hồ Chí Minh nói rằng, với thu nhập 5 triệu đồng/tháng thì buổi sáng không dám uống cà phê, cuộc sống sẽ vô cùng chật vật chứ đừng nói đến sự hưởng thụ” - ông Doanh nhớ lại.

Nhìn vào thực tế 4 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng, dịch vụ đã tăng  từ vài chục phần trăm trở lên kéo theo đó là đời sống dân nghèo sẽ ngày càng khó khăn khi mức tăng thu nhập không bù đắp được mức tăng giá cả trên thị trường. Chỉ một điều chỉnh nhỏ từ 4 triệu lên 5 triệu đồng mà đã tính thuế thì “vô tình” chính sách thuế lại đang gây sức ép cho người lao động. Phân tích cụ thể hơn về những mô hình thuế đang được áp dụng trên thế giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh chỉ rõ, theo học thuyết đường cong Laffer của nhà kinh tế học người Canada, nhà nước phải giữ mức thuế hợp lý thì mới dễ thu thuế nhất, và thu được lớn nhất.

Ông Doanh còn thắc mắc, Bộ Tài chính cứ “thích tự quyết”, đáng lẽ trước khi làm tờ trình, nên tổ chức hội thảo, để lắng nghe quan điểm, ý kiến của dân. “5 triệu đồng/tháng - Chưa đủ sống chứ đừng nói là phải tính thuế !” – ông Doanh nói.

Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, thu nhập 5 triệu đã phải nộp thuế thì “oải” quá. Nếu thông qua, thì thuế TNCN chính thức trở thành gánh nặng cho người đi làm.

Nên chăng, khi Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi luật  thuế TNCN cần tính tới mức độ trượt giá hàng năm để từ đó đưa ra những cách thu thuế xác đáng hơn(?).

(Báo Đại Đoàn Kết)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi