Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều chỉnh thuế suất hàng không khuyến khích nhập khẩu

Theo tin từ bộ Tài chính ngày 14.4, bộ này vừa gửi công văn tới các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp để lấy ý kiến về việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu.

Điện thoại cao cấp là mặt hàng nằm trong danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu do bộ Công Thương ban hành.

Theo nội dung công văn này, hiện nay có khoảng 297 nhóm hàng, tương đương với 3.724 dòng thuế nằm trong diện không khuyến khích nhập khẩu và cần phải áp thuế cao. Các mặt hàng này chủ yếu nằm trong danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu do bộ Công Thương ban hành. Trong đó có một số mặt hàng, gồm thực phẩm, quần áo, giày dép, hàng may mặc, sắt, thép, máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ tiêu dùng cá nhân, điện thoại di động và ôtô.

Thứ trưởng bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, theo cam kết với WTO, năm 2011, Việt Nam có khoảng 169 dòng thuế đang áp mức thuế thấp hơn cam kết trần từ 4% trở lên; 149 dòng thuế thấp hơn 1-3% so với mức trần cam kết. Còn 3.406 dòng thuế khác có thuế suất ngang bằng cam kết. Hầu hết các dòng thuế của các mặt hàng trong danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu đã có mức thuế suất bằng với mức trần cam kết WTO 2011 nên không thể điều chỉnh tăng thuế suất.

Do đó, đối với các dòng thuế hiện đang có mức thuế suất thấp hơn mức cam kết WTO 2011, bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh theo một số nguyên tắc. Thứ nhất, đối với dòng thuế có mức thuế suất hiện hành thấp hơn 1- 3% so với mức cam kết WTO 2011(149 dòng thuế): do mức chênh lệch so với cam kết trần WTO không nhiều, để tránh tăng số lượng mức thuế suất (Biểu hiện hành đang có 44 mức thuế suất), bộ Tài chính dự kiến không điều chỉnh tăng thuế suất đối với các dòng thuế này.

Thứ hai, đối với các dòng thuế có mức thuế suất hiện hành thấp hơn mức cam kết WTO 2011 từ 4 % trở lên (169 dòng thuế), trong đó: Có 158 dòng thuế gồm các mặt hàng là nguyên liệu sản xuất; mặt hàng có tính chất lưỡng dụng (vừa dùng làm hàng tiêu dùng, vừa dùng làm nguyên liệu sản xuất); các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được cần duy trì mức thuế suất thấp theo đề nghị trước đây của Bộ ngành: Không điều chỉnh thuế suất vì việc qui định mức thuế suất khác nhau đối với một mặt hàng có tính chất lưỡng dụng rất dễ phát sinh vướng mắc trong thực hiện. Có 11 dòng thuế có thể xem xét điều chỉnh thuế suất: dự kiến điều chỉnh tăng khoảng 10%.

(Theo Hà Nguyễn/sgtt)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi