Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ứng phó nguy cơ khan hiếm nước

Lượng nước mặt tính bình quân đầu người sẽ giảm từ mức 3.840 m3/người/năm hiện nay xuống 2.830m3/người/năm vào năm 2015. Tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành quốc gia khan hiếm nước.

Tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức - Ảnh minh họa

Đó là cảnh báo mà Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Lê Hữu Thuần đưa ra tại hội thảo “Quản lý Tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam và Đức” diễn ra hôm nay (27/10) tại Hà Nội.

Ông Thuần đã chỉ ra 7 thách thức đối với tài nguyên nước của Việt Nam. Đó là sự phụ thuộc vào các nguồn nước bên ngoài lãnh thổ; phân bố nguồn nước không đồng đều theo không gian và thời gian; gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội; suy thoái ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên nước do khai thác sử dụng quá mức và không hợp lý các nguồn nước; thiên tai liên quan đến tài nguyên nước; ảnh hưởng do khai thác sử dụng nước ở các quốc gia đầu nguồn; tác động của biến đổi khí hậu.

Cụ thể, hơn 60% tổng lượng nước chảy qua lãnh thổ Việt Nam sản sinh từ nước ngoài và trên 70% diện tích lưu vực các hệ thống sông ngòi nằm ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó, tài nguyên nước phân bố không đều theo thời gian (lượng nước trung bình trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm khoảng 70 – 80%, trong khi 7-9 tháng mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 20-30% lượng nước cả năm). Tài nguyên nước cũng phân bố không đều giữa các vùng (trên 60% nguồn nước sông tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long).

Ông Thuần cảnh báo: “Lượng nước mặt tính bình quân đầu người (tính theo lượng nước sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam) hiện nay khoảng 3.840 m3/người/năm, dự báo đến năm 2015 chỉ còn 2.830m3/người/năm. Tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành quốc gia khan hiếm nước”.

Cần quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Tại hội thảo, các chuyên gia của Việt Nam và Đức đều có chung quan điểm, việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước để phát huy mặt lợi, hạn chế tác hại của nước vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

TS Fritz Holzwarth, Bộ Liên bang Đức về  Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân cho biết, muốn quản lý hiệu quả tài nguyên nước cần xác định 4 mục tiêu cốt lõi: nguồn cung an toàn, xử lý hiệu quả, sử dụng bền vững và chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Fritz Holzwarth cũng nêu một số sáng kiến của Chính phủ Đức đã phát huy được hiệu quả tốt như sử dụng chiến lược công nghệ cao, kêu gọi công chúng và các hiệp hội cùng chung tay tham gia bảo vệ tài nguyên nước.

Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam và Đức đã có 12 dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực công nghệ nước và môi trường. Có thể kể đến một số dự án đã hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước như Hệ thống thông tin về nước cho sự phát triển bền vững của  Đồng bằng sông Cửu Long; Giải pháp tổng hợp xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, điển hình là khu công nghiệp Trà Nóc, tỉnh Cần Thơ…

Cũng trong buổi hội thảo, Hiệp hội Cấp thoát nước Việt Nam và Mạng lưới Cộng tác về Nước của Đức (GWP) đã ký văn bản hợp tác về quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

  • Xây dựng xã hội học tập- chiến lược của giáo dục Việt Nam
  • Đề xuất tăng trợ cấp cho cựu thanh niên xung phong
  • Cuối năm sẽ có chính sách ưu đãi CBCCVC vùng đặc biệt khó khăn
  • CPI tháng 10 tăng hơn 1%
  • Thu hồi sản phẩm bóng hơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ
  • Đòn bẩy thị trường và những lực cản
  • Công nghiệp sáng tạo còn yếu
  • Cuộc khảo sát Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi