Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn có thể tiết kiệm được rất nhiều điện

Để tăng trưởng kinh tế một, thì tăng trưởng điện ở Việt Nam phải tốn 2 đến 2,5 lần, trong khi các nước trong khu vực chỉ từ 1 đến 1,5 lần.

Để tăng trưởng kinh tế một, thì tăng trưởng điện ở Việt Nam phải tốn 2 đến 2,5 lần, trong khi các nước trong khu vực chỉ từ 1 đến 1,5 lần.

Hệ số đàn hồi tăng trưởng điện của Việt Nam hiện bằng 2, cao gấp 2 đến 2,5 lần so với nhiều nước trên thế giới. Điều này có nghĩa là việc sử dụng điện vẫn còn lãng phí 20%, tương đương 2.000 -2.800MW.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm là 15,93%, gấp 2,91 lần tốc độ tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp. Điều đó thể hiện việc sử dụng điện rất kém hiệu quả.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành sản xuất hiện nay còn rất cao. Nếu thực hiện đầy đủ các giải pháp tiết kiệm điện sẽ góp phần giảm lượng điện tiêu thụ rất lớn. Ngành xi măng vẫn còn khả năng tiết kiệm đến 50%, sản xuất gốm, sứ 35%, dệt may 30%, sản xuất thép 20%...

Riêng về chiếu sáng công cộng, mỗi năm cả nước có thể tiết kiệm 6,3 tỷ kWh. Nhiều địa phương đã có văn bản yêu cầu cắt giảm 50% công suất đèn chiếu sáng quảng cáo vào các giờ cao điểm, điều chỉnh thời gian chiếu sáng công cộng hợp lý nhưng sự lãng phí điện vẫn xuất hiện ở nhiều nơi.

Nhiều hệ thống chiếu sáng công cộng vẫn sáng bừng ngay cả khi trời còn chưa tối. Nhiều cửa hàng tư nhân còn sử dụng bóng đèn công suất lớn để thu hút sự chú ý của khách.

Ngoài lý do ý thức thực hiện tiết kiệm điện còn kém khiến việc tiêu hao điện năng ở Việt Nam lớn hơn các nước khác, còn do công nghệ lạc hậu. Lượng điện tiêu thụ của các doanh nghiệp chiếm trên 60% tổng lượng điện tiêu thụ cả nước.

Tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng sau khi khảo sát đã đưa ra con số đáng báo động: Trong 600 doanh nghiệp được khảo sát thì chỉ có 3 doanh nghiệp có hệ thống sử dụng năng lượng tiên tiến, còn lại đều sử dụng điện rất lãng phí. Hiện các doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh đang tiêu thụ khoảng 5,2 tỷ kWh điện mỗi năm.

Nếu doanh nghiệp giảm 5% và các hộ dân giảm 10% lượng điện tiêu thụ thì tình trạng thiếu 2 triệu kWh điện mỗi ngày của TP Hồ Chí Minh trong năm 2011 sẽ được giải quyết.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, tình hình khô hạn, thiếu nước tiếp tục xảy ra, dẫn đến việc cung ứng điện từ các nhà máy thủy điện sẽ giảm. Chính vì vậy, việc tiết kiệm điện, tránh lãng phí là điều cần phải thực hiện ngay lúc này.

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Cả nước đang có hơn 4,6 triệu hộ nghèo và cận nghèo
  • Hồ Ba Bể trở thành Khu Ramsar mới của Việt Nam
  • Sản xuất công nghiệp giảm tốc
  • Đến năm 2015, thuế TNDN sẽ giảm còn 22%
  • Ngừng cấp phép dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài
  • Vinashin yêu cầu các chủ nợ xóa 90% các khoản nợ
  • 5 tháng, EVN mua ngoài hơn 24 tỷ kWh điện
  • 5 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 10 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi