Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sở giao dịch hàng hóa: Kênh đầu tư mới

Kênh giao dịch hàng hóa tương lai với những ưu thế nhất định sẽ trở thành đòn bẩy giúp người nông dân không lo tình trạng được mùa rớt giá (ảnh: cà phê - một trong những mặt hàng giao dịch qua VNX)
Giao dịch hàng hóa tương lai tại VN, với sự ra đời và vận hành một mô hình hoàn chỉnh hơn - Sở giao dịch hàng hóa VN (VNX), đang hứa hẹn là một kênh đầu tư đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.  
 
Theo TS Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện nghiên cứu tin học - kinh tế ứng dụng, trong giai đoạn vừa qua, kinh tế VN và nhiều nền kinh tế khác cùng gặp nhiều khó khăn, việc lựa chọn kênh đầu tư từ nay đến cuối năm là một quyết định quan trọng. Bản thân mỗi DN phải tùy từng thời điểm để lựa chọn kênh đầu tư nào là hiệu quả nhất.

Đòi hỏi từ thực tế

Giao dịch hàng hóa ở VN đã tồn tại gần 10 năm nay, kể  từ 2002 với những quy mô và tính thanh khoản còn nhiều giới hạn. Đó là hệ quả của sự phát triển cục bộ những sàn giao dịch nhằm giải quyết một hoặc một vài sản phẩm theo nhu cầu và thỏa mãn điều kiện cơ sở vật chất của từng sàn. Mở đầu là sàn giao dịch điều được thành lập năm 2002, tiếp đến là sàn giao dịch thủy sản và sàn giao dịch và phê năm 2004. Theo khảo sát của VNX, các DN ngành hàng của VN cũng đã tiếp cận kênh đầu tư này từ 2001 – 2002 thông qua các dịch vụ của các ngân hàng cung cấp như BIDV, TechcomBank. Sự khởi động tích cực của sàn giao dịch Sacom – STE với sản phẩm tiên phong là thép Pomina cũng chưa thực sự hấp dẫn được giới kinh doanh... Nguyên nhân được kể đến là thiếu hành lang pháp lý, thiếu một “nhạc trưởng”, hoạt động chưa đạt chuẩn...

Tuy vậy, nhu cầu về một sân chơi minh bạch, góp phần phát triển hàng hóa trong nước là có thật. Ông Phạm Chí Cường – Chủ tịch Hiệp hội thép cho rằng: “Xu hướng đưa các loại sản phẩm quan trọng trong cuộc sống lên sàn giao dịch là tất yếu. Vấn đề là làm sao tìm được mô hình hài hòa, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của DN, nhà kinh doanh nhỏ lẻ lẫn tổ chức đầu tư quy mô lớn”. Từ nhãn quan của người trong cuộc, nhằm hoàn thiện mô hình giao dịch hàng hóa tương lại, ông Nguyễn Tuấn Hà – GĐ sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột cũng từng đề xuất một mô hình thí điểm do Nhà nước chủ trì, thông qua một cơ quan chỉ đạo, tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách quản lý các sàn giao dịch hàng hóa.

Hoàn chỉnh mô hình giao dịch hàng hóa

Năm 2010, Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên của VN (VNX) ra đời theo Giấy phép số 4596/GP-BCT ngày 1/9/2010 của Bộ Công Thương. Đến lúc này, hoạt động giao dịch hàng hóa tương lai mới có một khung pháp lý hoàn chỉnh với Luật thương mại 2005, Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Thông tư 03/2009/TT-BCT.

VNX ra đời nhằm tổ chức một môi trường giao dịch lành mạnh, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giao thương giữa các bên có liên quan trong sản xuất và thương mại như người nông dân, nhà sản xuất, thương lái, nhà đầu tư... đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. VNX cũng mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và tạo ra môi trường giao dịch minh bạch, công bằng; phát triển các công cụ tài chính hỗ trợ Chính phủ giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” hoặc “được giá mất mùa” của các nhà sản xuất tại VN. Không dừng lại ở đó, hoạt động này cũng nhằm tạo ra một kênh đầu tư hiệu quả cho nhà đầu tư với các sản phẩm giao dịch phái sinh, áp dụng cả hình thức giao ngay và giao sau...

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao VN nhận đinh, VNX mới hoạt động nhưng có công nghệ đáp ứng yêu cầu của thế giới. Thêm nữa, chức năng, nhiệm vụ của sàn cũng phù hợp với thế giới, đã kết nối được với sàn giao dịch hàng hóa London và Singapore, cũng coi như kết nối được với thế giới nên tính thanh khoản và thực thi phù hợp với thị trường quốc tế. Hiện các DN cafe VN đã giao dịch với thế giới qua sàn London. Khi có VNX thì chắc chắn các DN này sẽ giao dịch qua VNX để kết nối với thị trường thế giới.

Nhà đầu tư cũng cần chuyên nghiệp

Giao dịch hàng hóa là một kênh hiệu quả đối với bất kỳ DN nào, bởi các DN sản xuất kinh doanh đều phải có các hợp đồng bảo hiểm đối với sản phẩm của mình. Còn đối với các nhà đầu tư đây là một lựa chọn khi mà những kênh đầu tư khác không có nhiều điều kiện thuận lợi.

Tuy vậy, theo các chuyên gia kinh tế, sở giao dịch chỉ là điều kiện cần. Quan trọng hơn, nhà đầu tư cũng phải chuyên nghiệp. Để tham gia thị trường hàng hóa tương lai, trước tiên nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch hàng hóa, có thể mở trực tiếp tại các sàn giao dịch của thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới, hoặc đăng ký trực tiếp trên website của VNX. Nhà đầu tư sẽ sử dụng phần mềm Jtrader để theo dõi trực tuyến diễn biến của thị trường, đặt lệnh mua, bán. Các nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động giao dịch với thị trường quốc tế thông qua các thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của VNX. Chính vì thế, nhà đầu tư phải cập nhật cho mình vốn kiến thức về CNTT, ngoại ngữ... nhất định.

Tuy vậy, trong thời điểm hiện nay, giao dịch hàng hóa tại VNX được coi là một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả. Theo thống kê của các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, lượng hợp đồng giao dịch hàng hóa các loại tăng trưởng mạnh trở lại, đặc biệt trong năm 2010. Tài sản được quản lý gia tăng mạnh và tổng đồng vốn đạt hơn 60 tỉ USD trong năm 2010. Con số tăng trưởng hơn 47% trong vòng 3 năm từ 2008-2010 so với 3 năm trước thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư đang xem hàng hóa như một loại tài sản an toàn và là sự lựa chọn đầu tư phổ biến vì đặc tính dễ dàng khi tham gia giao dịch. Các quỹ đã đầu tư nhiều vào các  kênh an toàn như hàng hóa, nguyên vật liệu... khiến hàng hóa được xem là kênh giao dịch thứ 2 sau chứng khoán. Cộng hưởng với những diễn biến đó, tình hình giao dịch ảm đạm của thị trường chứng khoán, thị trường bất  động sản cũng như sự bất ổn của thị trường vàng trong nước trong thời gian qua cũng đang thúc giục các DN, các nhà đầu tư tìm kiếm một kênh đầu tư bên cạnh các kênh truyền thống. Tuy không phải là mới, nhưng kênh giao dịch hàng hóa tương lai với những ưu thế nhất định đang dần trở lại và hi vọng trở thành sự lựa chọn của nhà đầu tư trong bối cảnh nhà đầu tư đang mất niềm tin vào không ít kênh đầu tư truyền thống.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Quyết giữ quyền tăng, giảm giá xăng dầu
  • Giá cước cao, doanh nghiệp vận tải xe buýt thua lỗ
  • Đến năm 2015, PVN sẽ đáp ứng 50-60% nhu cầu xăng dầu
  • 'Giá xăng dầu không có lý nào để giảm'
  • Bộ Tài chính họp về giá xăng dầu
  • Khuyến khích doanh nghiệp tham gia kênh đầu tư mới
  • Bộ Tài chính hứa hẹn giá xăng 'có lợi nhất' cho người mua
  • Lãi của Petrolimex là thật hay giả?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi