Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xăng dầu lỗ 5.000 tỷ: Bộ Công thương kêu thay cho DN

Các doanh nghiệp xăng dầu bị treo lỗ tới 5.000 tỷ đồng, tiền vay ngân hàng gấp đôi vốn chủ sở hữu, bán lẻ xăng dầu bị xáo trộn. Đây là lý do mà các DN liên tục kêu ca về kinh doanh khó khăn, thua lỗ và đòi tăng giá.

Thua lỗ do quy định nhà nước?

Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, ban hành ngày 15/10/2009 với mục tiêu đưa giá xăng dầu tiệm cận thị trường. Tuy nhiên, sau 2 năm 3 tháng kể từ khi Nghị định 84 có hiệu lực điều này chưa thực hiện được.

Bộ Công Thương trong một rà soát mới đây về Nghị định này cho biết, đến nay, kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mỗi vẫn lỗ và tổng số lỗ lũy kế đã hơn 5.000 tỷ đồng, nhưng lại chưa có hướng xử lý. Là cơ quan soạn thảo Nghị định này nhưng giờ đây Bộ này lại đang chỉ ra nhiều cấp cập từ đây.

Đây là hậu quả của việc phần lớn thời gian qua, việc điều chỉnh giá xăng dầu vẫn do Nhà nước quyết định nghĩa là nội dung điều khoản 27 của Nghị định 84 về giá bán xăng dầu giao cho doanh nghiệp tự định giá đã không được thực hiện. Các đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu do Nhà nước chủ trì này thường thay đổi chậm hơn biến động của giá thế giới, giá bán lẻ thấp hơn giá cơ sở gây nên lỗ tích lũy.

Thêm vào đó, cơ chế mới của Nghị định 84 lại không có quy định cụ thể về trường hợp cần phải bù đắp lại những chi phí hợp lý cho doanh nghiệp khi tham gia bình ổn giá. Trong khi đó, theo nguyên tắc, cơ chế Nhà nước bù lỗ xăng dầu đã chấm dứt khi mặt hàng này có quy định đi theo thị trường. Vì thế, theo các DN, lỗ mà không được bù chỉ vì "thị trường trên danh nghĩa" đã gây rất nhiều tranh cãi giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cho hay, Nghị định 84 giao quyền quyết định giá bán xăng dầu cho doanh nghiệp nhưng việc này chỉ áp dụng đúng trong hơn 3 tháng kể từ ngày 15/12/2009- thời điểm Nghị định 84 có hiệu lực đến tháng 3/2010.

Lỗ kéo dài đang gây áp lực lớn cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối khi mà tình trạng chung là vốn chủ sở hữu đã ít, vay tín dụng ngày một tăng.

Đơn cử như, năm 2010, vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp xăng dầu chỉ có 9.000 tỷ đồng thì vốn vay tín dụng đã vào khoảng 17.000 tỷ đồng, tương đương 189% vốn chủ sở hữu.

Năm 2011, vốn chủ sở hữu chỉ có khoảng 14.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp xăng dầu vay gần 27.000 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tới 193% vốn chủ sở hữu.

Vì lỗ nên các doanh nghiệp ngành này càng gặp khó trong việc vay tín dụng ngân hàng cho mảng kinh doanh xăng dầu, hoặc trong việc nhận tín dụng mua xăng dầu của đối tác nước ngoài, kéo theo ảnh hưởng việc duy trì ổn định hệ thống phân phối.

DN Xăng dầu lại đòi hỏi

Vấn đề sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 đã được đặt ra từ nhiều tháng nay. Nhiều điểm trong Nghị định này đã bắt đầu bộc lộ lỗi thời.

Ví dụ như chi phí định mức kinh doanh 600 đồng/lít được tính toán dựa trên các yêu tố đầu vào từ năm 2009, nay đã tăng lên đáng kể, chi phí tiền lương, nguyên vật liệu, lãi suất, tỷ giá cũng tăng. Ngay cả việc có đưa lợi nhuận định mức 300 đồng/lít vào giá cơ sở hay không cũng đang cần xem xét lại. Cơ chế vận hành Quỹ bình ổn, vừa xả, vừa trích cả khi doanh nghiệp lỗ khiến cho quỹ này bị coi là quỹ ảo.

Tuy nhiên, việc điều hành thị trường xăng dầu đang có nhiều quan điểm trái chiều giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Thực chất, Nghị định 84 giao quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp đúng vào giai đoạn thị trường thế giới có lúc biến động mạnh, mối nguy lạm phát cao luôn rình rập.

Bộ Tài chính, cơ quan phát đi các thông báo tăng giảm giá xăng dầu luôn có tâm lý sợ "buông" cho thị trường thì sẽ dẫn tới lạm phát cao, không kiểm soát được. Ngược lại, Bộ Công Thương - cơ quan chịu trách nhiệm ổn định cung cầu, an ninh năng lượng- luôn thường trực nỗi lo, Nhà nước kiềm giá và doanh nghiệp lỗ, đứt nguồn cung, vỡ hệ thống phân phối.

Bộ Công Thương cho rằng, câu chuyện bất ổn ở thị trường xăng dầu thời gian qua đều chủ yếu có nguyên nhân từ việc điều hành kinh doanh xăng dầu vẫn chưa vận hành đầy đủ theo quy định của Nghị định 84, đặc biệt là nội dung điều hành giá xăng dầu. Do vậy, Bộ cũng không thể có đánh giá đầy đủ về hiệu quả của Nghị định này.

Vì vậy, mới đây, Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng cần nhất quán điều hành kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là giá theo Nghị định 84-cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thêm một thời gian nữa.

Trong bối cảnh này, khi chưa sửa Nghị định 84, Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài chính nên rà soát, điều chỉnh các yếu tố hình thành giá, chi phí kinh doanh, cơ chế vận hành quỹ bình ổn, cơ chế xử lý khoản lỗ tồn động do doanh nghiệp bình ổn.

(Theo VEF)

  • CPI tháng 4 cả nước tăng “khoảng 0,06%”
  • Petro Vietnam: “Đừng để dư luận nghĩ chúng tôi là Vinashin thứ hai”
  • Bộ trưởng Bộ Y tế: “Nhiều bệnh viện đang hấp hối”
  • Tìm lời giải cho “cổ tích giao thông” Hà Nội
  • Điện cần phải có giá sàn?
  • Bộ Tài chính: Hài lòng với giảm giá gas!
  • Chỉ định thầu: “Cái mất rất lớn”
  • Ký cam kết bảo vệ người tiêu dùng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi