Nhiều dấu ẩn nổi bật Hội nghị nhận định, điểm nổi bật trong năm 2010 là ngành tư pháp đã quán triệt nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 để tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cả nhiệm kỳ và hàng năm. Một dấu ấn khác là với việc kiện toàn bộ máy tổ chức, công tác thi hành án dân sự thực sự khởi sắc, số vụ thi hành đạt gần 90%, số tiền đạt hơn 80% lớn nhất từ trước tới nay. Công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp được thực hiện tích cực. Phương thức và lế lối làm việc có nhiều tiến bộ hơn, mở rộng dân chủ, công khai, quan tâm việc phân cấp đi đôi với tăng cường hướng dẫn, kiểm tra. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đạt kết quả khá tốt, số liệu được cập nhật thường xuyên, do vậy gần như không có vụ khiếu nại tố cáo nào để kéo dài quá lâu. Nhưng vụ án tồn đọng từ những năm trước năm qua đã giải quyết được hơn một nửa. Tuy nhiên, Hội nghị cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong công tác tư pháp thời gian qua, mà nổi bật là Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm do các cơ quan Tư pháp tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chưa thực sự gắn kết với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Lĩnh vực thi hành án dân sự tuy đã có tiến bộ nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi. Tình trạng án tồn đọng, án chậm được thi hành còn nhiều. Khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự vẫn còn là vấn đề bức xúc trong xã hội. Công tác quản lý nhà nước của ngành tư pháp trong các lĩnh vực hộ tịch, lý lịch tư pháp, giám định tư pháp, chứng thực... còn nhiều bất cập. Việc đầu tư nguồn lực, kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện làm việc còn nhiều khó khăn, nhất là ở các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, ngành Tư pháp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ thống chính sách, pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện; thể chế bảo đảm cho việc thực một số nhiệm vụ mới được giao cho ngành còn thiếu, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành nên trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều lúng túng… Phó Thủ tướng chỉ rõ, công tác Tư pháp trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Do đó, ngành tư pháp cùng với các ngành chức năng khác cần nỗ lực tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp luật, nâng cao vai trò của các cơ quan tư pháp tương xứng với sự phát triển của đất nước. Đồng thời ngành Tư pháp cần tiếp tục giữ vai trò nòng cốt giúp Đảng, Nhà nước và Chính phủ thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược về pháp luật và tư pháp.Ảnh: Chinhphu.vn Tại Hội nghị, 3 tập thể được vinh dự trao tặng Huân chương Lao động hạng
Ba; 11 tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Ảnh: Chinhphu.vn
(Theo Hồng Hạnh/chinhphu.vn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com