Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Chẩn bệnh, bốc thuốc” cho giáo dục đại học

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, đợt giám sát này là dịp để “chẩn bệnh, bốc thuốc” cho giáo dục đại học nước ta, qua đó cần có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng mực, khẳng định thành công, chấn chỉnh sai sót.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại phiên họp tại Hội trường Quốc hội - Ảnh Chinhphu.vn

Chiều nay (7/6), dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận và đóng góp nhiều giải pháp xác đáng đối với những bất cập, hạn chế của giáo dục đại học hiện nay.

Chất không song hành với lượng

Các đại biểu Đặng Thị Nga (Lâm Đồng), Ngô Thị Doãn Thanh (Hà Nội), Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) nhất trí cao với Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc “thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với cơ sở GDĐH”.

Đại biểu Ngô Thị Doãn Thanh nhận xét, thành tựu của GDĐH những năm qua là đáng trân trọng. Nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng, các điều kiện để bảo đảm chất lượng đã từng bước được cải thiện, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Chánh Văn phòng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng (đại biểu Thái Nguyên) cho rằng, Báo cáo giám sát thực hiện rất công phu, toàn diện, nghiêm túc về GDĐH giai đoạn hiện nay.

“Báo cáo đã cho chúng ta thấy một bức tranh tương đối đầy đủ về việc thực hiện chính sách pháp luật GDĐH trên cả ba phương diện: thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo”, ông Hùng nhận xét.

Đại biểu Mã Điền Cư chỉ rõ, những tồn tại trong ngành chính là kết quả của giáo dục đại học còn thấp so với yêu cầu đề ra. Thể hiện ở các mặt như sự gia tăng các trường đại học chưa cân đối với điều kiện phát triển KT-XH của từng vùng, từng ngành nghề đào tạo hiện nay.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến chất lượng GDĐH chưa đáp ứng yêu cầu đề ra là việc mở trường, nâng cấp lên trường đại học còn lỏng lẻo. Trong khi đó, công tác hậu kiểm lại thiếu chặt chẽ nên không ít trường đại học không thực hiện được cam kết của mình về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo... dẫn đến người thiệt thòi chính là sinh viên.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Tiến (Hà Tĩnh) nhận định nguyên nhân thực chất của hiện tượng mở nhiều trường là do quy luật của thị trường, cầu tăng thì cung tăng. Tuy nhiên, trong khi quy mô đào tạo tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng đào tạo chưa theo kịp.

 Tính đến 30/9/2009, cả nước có 440 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 180 trường đại học, 232 trường cao đẳng và 28 cơ sở đào tạo thuộc khối an ninh, quốc phòng.

Đặt ra câu hỏi, tại sao không có trường đại học nào của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng 200 trường đại học hàng đầu châu Á, đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) cho rằng muốn có được danh hiệu này, nhất thiết phải “xốc lại đội hình” giáo dục đại học hiện nay.

“Trường nào không bảo đảm yêu cầu thì nhất quyết giải thể”, đại biểu Nguyễn Minh Hồng thẳng thắn.

Để xử lý vấn đề này, Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Văn Cuông đề nghị Chính phủ có những giải pháp hữu hiệu, xử lý triệt để những trường đại học, cao đẳng không bảo đảm các tiêu chí quy định để nâng cao chất lượng GDĐH thời gian tới.

Nâng chất từ đổi mới quản lý

Các đại biểu cho rằng, đợt giám sát này là dịp để Quốc hội, Chính phủ “chẩn bệnh, bốc thuốc” cho giáo dục đại học nước ta, qua đó có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng mực, khẳng định thành công, chấn chỉnh sai sót.

Theo nhiều đại biểu, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, không thể không đồng hành với tăng trưởng kinh tế và tăng mức đầu tư từ ngân sách. 10 năm qua, số trường tăng gấp 3 lần, giáo viên tăng gấp 3 lần, sinh viên tăng gấp 13 lần. Trong khi đầu tư kinh tế cho sinh viên chỉ tăng 1,9 lần, thu nhập của người dân tăng 2,47 lần. Vì vậy, chúng ta phần nào chưa thể có được kết quả như mong muốn, cũng như chưa thể có những trường đại học tiên tiến nếu như mức đầu tư chưa phù hợp.

Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. HCM Nguyễn Đăng Trừng cho rằng, cơ sở vật chất chưa đảm bảo và đội ngũ giảng viên chưa “chuẩn hóa” toàn diện đang là bài toán khó cho giáo dục đại học. Ông đề xuất, đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước cùng chung tay đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mà không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Bên cạnh đó, có giải pháp thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ tiến sỹ đang công tác tại các viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội tham gia giảng dạy.

Phát biểu trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, “chưa bao giờ Quốc hội dành thời gian lớn như vậy để giám sát một cách toàn diện, cụ thể như vậy. Qua bản báo cáo giám sát và ý kiến xác đáng của các đại biểu, Chính phủ và Bộ GDĐT xin lắng nghe và tiếp thu”.

Theo Phó Thủ tướng, ngay từ năm 2008, Bộ GDĐT tiến hành tổng kết 10 năm ra đời các trường đại học ngoài công lập, Bộ đã nhận thấy nguyên nhân của những bất cập và khẳng định không thể tiếp tục cho ra đời các trường đại học không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng.

Phó Thủ tướng cho rằng,  chất lượng giáo dục và phát triển hệ thống giáo dục không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật sư phạm mà còn của quy luật quản lý hệ thống, quy luật về kinh tế, quy luật về lợi ích của xã hội và quy luật phát triển hoạt động khoa học công nghệ. Do đó, việc khắc phục các yếu kém của giáo dục không phải chỉ trong hoạt động sư phạm mà  cả các hoạt động quản lý để phù hợp với các quy luật.

Phó Thủ tướng khẳng định, Bộ GDĐT sẽ tập trung đổi mới trong khâu quản lý, gồm quản lý nhà nước cũng như quản lý trường. Chính vì vậy, đầu năm nay, Ban cán sự Đảng Bộ GDĐT đã ra Nghị quyết về quản lý GDĐH và xây dựng 12 giải pháp để chấn hưng nền GDĐH. Thủ tướng Chính phủ sau đó cũng đã ra Chỉ thị về đổi mới quản lý GDĐH 2010 - 2012.

Với chương trình 3 năm này, có thể từng bước tạo điều kiện cho giáo dục đi lên phù hợp với quy luật, tạo động lực cho sự phát triển.

“Trong 3 năm nữa, giáo dục Việt Nam sẽ tốt hơn”, Phó Thủ tướng nói.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng cho hay, sẽ sớm chỉ đạo các cơ quan sớm hoàn thành Nghị quyết của Quốc hội về báo cáo giám sát chuyên đề này của Quốc hội để xin ý kiến các đại biểu Quốc hội trước khi thông qua vào cuối Kỳ họp này.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tự do hóa thương mại cần công bằng hơn
  • Chính phủ giải trình bổ sung dự án Đường sắt cao tốc
  • Sớm xây Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Văn hóa tại Giảng Võ
  • Chính phủ họp phiên thường kỳ: Gỡ khó cho sản xuất
  • Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ năm sau
  • Tạo điều kiện cho Công đoàn mua cổ phần để tham gia HĐQT
  • Tiếp tục đề ra chương trình hành động cho hội nhập
  • Phiên họp Chính phủ tháng 5/2010: Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi