Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tự do hóa thương mại cần công bằng hơn

WTO cần tạo những thể chế cần thiết để quá trình tự do hóa thương mại công bằng hơn được thiết lập trên toàn thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy – Ảnh: Chinhphu.vn

Sáng 7/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Pascal Lamy – Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhân dịp sang tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại TP. Hồ Chí Minh.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao sự có mặt của Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy góp phần tích cực vào sự thành công chung của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.

Tổng giám đốc Pascal Lamy bày tỏ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về ấn tượng của ông trước những thành công của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực KT-XH, đặc biệt là việc trở thành một trong những nước nhanh chóng vượt qua những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Việt Nam thực hiện rất tốt việc mở cửa thị trường

“Đó là minh chứng thể hiện rõ nét việc Việt Nam thực hiện rất tốt việc mở cửa thị trường, mở cửa nền kinh tế, đạt được những thành công sau 3 năm gia nhập WTO. Vì theo kinh nghiệm của các chuyên gia WTO, các quốc gia thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hội nhập đều nhanh chóng đứng vững hơn trong việc ứng phó với các tác động tiêu cực từ bên ngoài”, ông Pascal Lamy nhận xét.

Cảm ơn sự giúp đỡ của WTO đối với Việt Nam trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng thời mong muốn WTO tiếp tục hợp tác, hỗ trợ tư vấn, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực để Việt Nam thực hiện vai trò thành viên WTO một cách tích cực và với trách nhiệm cao nhất.

Thủ tướng khẳng định trong 3 năm qua, Việt Nam thực hiện tốt những cam kết khi gia nhập WTO, tuy nhiên Việt Nam cũng xác định quá trình này còn nhiều thách thức, khó khăn như sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp còn yếu, lại gặp một số rào cản thương mại bất bình đẳng trong cạnh tranh.

“Đây là vấn đề mà WTO cần quan tâm hơn để quá trình tự do hóa thương mại công bằng hơn được thiết lập trên toàn thế giới”, Thủ tướng nói.

Trên tinh thần này, Thủ tướng đề nghị WTO cần đẩy mạnh, kết thúc sớm vòng đàm phán Doha, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để giúp các nước nghèo có được vị trí bình đẳng hơn trên trường quốc tế trong các vấn đề thương mại. Trước mắt, đây là một trong những vấn đề mà Hội nghị G20 tại Canada sắp tới cần đề cập.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng Giám đốc điều hành Dubai Holding Guy Crawford - Ảnh: Chinhphu.vn

* Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn công nghiệp, tài chính quốc tế lớn như Tập đoàn Dubai Holding, Deutsche Post DHL, Manpower...

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • “Chẩn bệnh, bốc thuốc” cho giáo dục đại học
  • Chính phủ giải trình bổ sung dự án Đường sắt cao tốc
  • Sớm xây Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Văn hóa tại Giảng Võ
  • Chính phủ họp phiên thường kỳ: Gỡ khó cho sản xuất
  • Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ năm sau
  • Tạo điều kiện cho Công đoàn mua cổ phần để tham gia HĐQT
  • Tiếp tục đề ra chương trình hành động cho hội nhập
  • Phiên họp Chính phủ tháng 5/2010: Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi